- Khái niệm: Trong quá trình tố tụng, trên thực tế đã chỉ rõ, có nhiều trường hợp vụ án đã được khởi tố và đi vào giai đoạn điều tra nhưng Cơ quan điều tra không có đủ điều kiện tiếp tục giải quyết vụ án và phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra. Tạm đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra tạm ngừng điều tra đối với vụ án hoặc đối với bị can khi có căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
- Căn cứ tạm đình chỉ điều tra:
+ Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra.
+ Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.
+ Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
+ Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
20 Xem thêm Pháp lệnh Giám định tư pháp 2004 và Nghịđịnh của Chính phủ số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Giám định tư pháp
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: việc tạm đình chỉ điều tra do Cơ quan điều tra quyết định. Quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bị hại.
2. Kết thúc điều tra
Kết thúc điều tra là việc Cơ quan điều tra đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra hoặc đã hết thời hạn điều tra bằng việc ra quyết định đề nghị truy tố hay quyết định đình chỉ điều tra (Điều 162 BLTTHS 2003)
2.1. Đình chỉđiều tra
- Khái niệm: Đình chỉ đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra mà nội dung của nó dựa trên những căn cứ nhất định nhằm chấm dứt mọi hoạt động phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự (Điều 164 BLTTHS 2003)
- Căn cứ đình chỉ điều tra: Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Thứ nhất, người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với những vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại;
+ Thứ hai, có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự;
+ Thứ ba, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Vì đình chỉ điều tra là một hình thức kết thúc điều tra nên phải có bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra phải tuân thủ những nội dung quy định tại khoản 1, 2 Điều 162, khoản 1 Điều 164 BLTTHS 2003.
2.2. Đề nghị truy tố
- Khái niệm: Đề nghị truy tố là một hình thức kết thúc điều tra theo đó, trong bản kết luận điều tra Cơ quan điều tra đã khẳng định có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội và quyết định đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử. (Điều 163 BLTTHS 2003)
- Nội dung bản kết luận điều tra đề nghị truy tố: + Trình bày rõ diễn biến của hành vi phạm tội
+ Nêu và phân tích rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm + Nêu ý kiến đề xuất xử lý tội phạm
+ Ghi rõ thời điểm khởi tố, quá trình điều tra, ghi rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc các lần gia hạn, các lần tạm đình chỉ (nếu có); về các biện pháp ngăn chặn; về vật chứng; …
Sau khi hoàn thành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra gửi những văn bản này và toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát. Đồng thời Cơ quan điều tra phải thông báo đến bị can và những người có liên quan về việc đề nghị truy tố.