Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 147 - 148)

II. KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO TRÌNH TỰ PHÚC THẨM

3. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị

Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không

được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.

Việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là những trường hợp việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn đến việc bị cáo sẽ bị áp dụng hình

điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, áp dụng hình phạt nặng hơn, thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, áp dụng thêm hình phạt bổ sung, tăng mức bồi thường…

• Việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị

Việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo chỉ có thểđược chấp nhận khi việc bổ sung, thay đổi đó còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị, nếu Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy để giải quyết kháng cáo, kháng nghị bổ sung cần phải triệu tập thêm người làm chứng và những người có liên quan thì Hội đồng xét xử

quyết định hoãn phiên tòa để triệu tập thêm người tham gia tố tụng. • Việc rút kháng cáo, kháng nghị:

- Việc rút kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa iều 181): Trong trường hợp người có quyền kháng cáo, kháng nghị rút toàn bộ

kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án.

- Việc rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòaiều 195):

+ Rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị: Tại phiên tòa phúc thẩm cho

đến khi HĐXX phúc thẩm nghị án, nếu người đã kháng cáo rút toàn bộ

kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị và không có kháng cáo khác thì HĐXX ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án.

+ Rút một phần kháng cáo, kháng nghị: Trong trường hợp nếu Viện kiểm sát hoặc người đã kháng cáo rút một phần kháng nghị hoặc một phần kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án sơ thẩm còn

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)