CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 72 - 77)

1. Vật chứng (Điều 74)

- Vật chứng là:

vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội;

vật mang dấu vết tội phạm;

vật là đối tượng của tội phạm;

tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Những tài liệu do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp nếu có những dấu hiệu được quy định tại Điều 64 thì cũng được coi là vật chứng của vụ án.

- Thu thập và bảo quản vật chứng (Điều 75): Thu thập và bảo quản vật chứng là vấn đề rất phức tạp, đã có nhiều vụ án không được khám phá hoặc giải quyết kịp thời hoặc xảy ra oan sai xuất phát từ việc những quy định về

thu thập, bảo quản vật chứng không bảo đảm phục vụ cho công tác tố tụng.

Để khắc phục những tồn tại này, tại Điều 75 BLTTHS 2003 đã sửa đổi bổ

sung một số quy định sau đây để bảo đảm việc thu thập và bảo quản vật chứng được cụ thể và chặt chẽ hơn:

+ Quy định ngoài việc chụp ảnh thì có thể ghi hình vật chứng để đưa vào hồ sơ vụ án trong trường hợp vật chứng không thểđưa vào hồ sơ vụ án.

+ Quy định chặt chẽ hơn về việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng. Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án.

+ Quy định cụ thể những người có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong trường hợp vật chứng không thểđưa về cơ quan tiến hành tố tụng để

bảo quản. Trong trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.

+ Quy định rõ cách thức bảo quản vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản trong trường hợp vật chứng đó không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. Trong trường hợp này thì tùy theo từng giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý.

+ Quy định rõ cơ quan quản lý vật chứng trong quá trình tố tụng theo hướng gọn đầu mối. Đó là cơ quan Công an có trách nhiệm quản lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm quản lý vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Như vậy, BLTTHS 2003 đã bỏ quy định “hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng” của BLTTHS 1988 để bảo đảm việc quản lý vật chứng được tập trung, chặt chẽ hơn, khắc phục tình trạng di chuyển vật chứng nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Quy định đầy đủ hơn các hành vi xâm hại đến vật chứng và trách nhiệm của người được giao bảo quản vật chứng cho phù hợp với các quy

hư hỏng, mất mát, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại

Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

định của pháp luật.

- Xử lý vật chứng (Điều 76): Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng trong từng giai đoạn tố tụng, ngoài việc kế thừa những quy định tại Điều 58 BLTTHS 1988, Điều 76 BLTTHS 2003 còn sửa

đổi bổ sung nhiều quy định để việc xử lý vật chứng được chặt chẽ hơn như

sau:

+ Về trách nhiệm xử lý vật chứng trong từng giai đoạn tố tụng: Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở

giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở

giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

+ Về việc xử lý vật chứng trong từng trường hợp cụ thể theo trình tự

nhất định thì vật chứng được xử lý như sau:

Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ

chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật

chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án18.

Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Lời khai (Điều 67, 68, 69, 70, 71, 72)

Lời khai là lời trình bày của những người tham gia tố tụng về những tình tiết có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Gồm có các loại lời khai sau: - Lời khai của người làm chứng; - Lời khai của người bị hại;

- Lời khai của nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự;

- Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; - Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ;

- Lời khai của bị can, bị cáo.

Trong đó, lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là những tài liệu rất quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, BLTTHS 1988 chưa quy

định rõ về vấn đề này. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc lấy lời khai của những người này trong thực tiễn điều tra, BLTTHS 2003 đã bổ sung quy định về nội dung lời khai và điều kiện xác định chứng cứ từ lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án tại Điều 69 như

sau: “1.Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan

đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra; 2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó”. Theo quy định này thì nguyên đơn dân sự chỉ trình bày hoặc được hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự chỉ được trình bày hoặc được hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp những người này biết về các tình tiết khác của vụ án thì họ có thể được lấy lời khai với tư cách người làm chứng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án thường

được tiến hành trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Tuy nhiên,

18 Xem thêm Công văn của TANDTC số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ; Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghịđịnh của Chính phủ số

BLTTHS 1988 chưa quy định rõ về vấn đề này. Điều 70 BLTTHS 2003 quy

định: “1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; 2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó”. Theo quy

định này thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày trung thực về những tình tiết liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

3. Kết luận giám định (Điều 73)

Kết luận giám định là kết luận về những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự của các giám định viên được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

4. Biên bản và các tài liệu khác (Điều 77, 78)

Là các văn bản tố tụng phản ánh diễn biến và kết quả của các hoạt động

điều tra, xét xử cũng như các tài liệu khác do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)