Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 149 - 150)

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨ M

4. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm

- Kiểm sát viên: Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm để bảo

đảm thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động xét xử, tiếp tục tham gia tranh luận, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Vì vậy, sự có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc. Trong mọi trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

- Bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị có quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm. Nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, bị cáo bị xét xử theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là tử hình thì Tòa án cấp phúc thẩm phải cử người bào chữa cho họ, nếu người bào chữa vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử nếu bị

cáo và người đại diện của họ đồng ý; nếu bị cáo và người đại diện của họ

không đồng ý thì Tòa án phải ra quyết định hoãn phiên tòa.

Nếu có người vắng mặt khác mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho người bị cáo hoặc những đương sự vắng mặt này.

Bản án hoặc quyết định phúc thẩm được coi là không có lợi cho bị cáo hoặc những đương sự vắng mặt (so với bản án sơ thẩm) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tăng mức hình phạt; chuyển hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam, áp dụng thêm hình phạt bổ sung, tăng mức bồi thường thiệt hại… đối với bị cáo vắng mặt;

+ Tăng mức bồi thường, tăng mức án phí dân sự… đối với bị đơn dân sự vắng mặt;

+ Giảm mức bồi thường, mức cấp dưỡng đối với bị hại hoặc nguyên

đơn dân sự vắng mặt.

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)