Giới hạn của việc xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 150 - 156)

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨ M

5.Giới hạn của việc xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị

kháng cáo, kháng nghị của bản án (Điều 241). Trường hợp cần thiết để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có thể là một trong những trường hợp sau:

+ Phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị liên quan đến phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị;

+ Phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại hay đình chỉ vụ án.

IV. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CỦA VIỆC XÉT XỬ PHÚC THẨM 1. Trình tự và thủ tục phiên tòa phúc thẩm

Phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm và cũng bao gồm phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, phần xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Tuy nhiên trình tự và thủ tục của phiên tòa phúc thẩm khác với phiên tòa sơ thẩm ở một sốđiểm sau:

- Ở phần thủ tục, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ kiểm tra căn cước của các bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng nghị;

- Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên không đọc cáo trạng mà một thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị;

- Phần xét hỏi tại phiên tòa chỉ tập trung vào làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị;

- Phần tranh luận trên cơ sở đánh giá những chứng cứ cũ, chứng cứ mới

được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về tính hợp pháp và căn cứ của bản án sơ thẩm, về hướng giải quyết vụ án;

- Trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm nghị án, chỉ có các bị cáo có kháng cáo hoặc bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị mới nói lời sau cùng.

2. Những quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm (Điều 248)

Khi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, Hội đồng xét xử có quyền ra một trong những quyết định sau:

- Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; - Sửa bản án sơ thẩm;

- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử

lại;

- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

2.1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ

thẩm khi toàn bộ bản án sơ thẩm hợp pháp và có căn cứ, việc xử phạt bị cáo của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

2.2. Sửa bản án sơ thẩm

Điều 249 BLTTHS 2003 quy định về các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như sau:

- Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặc miễn hình phạt nếu có căn cứ quy định tại Điều 25 BLHS;

- Miễn hình phạt cho bị cáo nếu xét thấy có căn cứ quy định tại khoản 2

Điều 54 BLHS;

- Áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ

hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ

hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm nhẹ

hình phạt cho bị cáo;

- Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên hình phạt tù và cho hưởng án treo;

- Giảm mức bồi thường thiệt hại dân sự xuống thấp hơn so với quyết

định của Tòa án cấp sơ thẩm.

- Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo mà những bị cáo khác không có kháng cáo nhưng qua việc xét xử tại phiên tòa nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa bản sơ thẩm theo hướng có lợi cho những người này.

Trong mọi trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm không được sửa bản án sơ

thẩm đối với những người không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của họ.

Tòa án phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng

đối với bị cáo trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo theo hướng đó.

2.3. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 250)

Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc

điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Nếu có thể thực hiện việc điều tra bổ sung ở cấp phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm không hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu Viện kiểm sát cấp phúc thẩm điều tra bổ sung.

Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án để xét xử lại theo trình tự chung khi có một trong những căn cứ sau:

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định (không

đủ thành phần theo luật định, người trong Hội đồng xét xử đã hết nhiệm kỳ,…);

+ Vi phạm nghiêm trọng các thủ tục về tố tụng (Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án không đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng quyền bào chữa của bị cáo, xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp không được pháp luật cho phép…);

+ Bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm thấy rằng có căn cứ cho rằng bị cáo đã phạm tội (như

trường hợp bị cáo phạm tội thuộc quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Tòa án cấp sơ thẩm tính sai thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tính nhầm thời hạn xóa án tích dẫn đến ra quyết định hoặc bản án sai…)

Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết

định trước những chứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước vềđiều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng.

Trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.

Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, Viện kiểm sát truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung (Điều 252).

2.4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 251)

Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội và

đình chỉ vụ án nếu có một trong những căn cứ sau: + Không có sự việc phạm tội;

+ Hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm;

Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án nếu có một trong những căn cứ sau:

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Hành vi phạm tội của bị cáo đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ

vụ án đã có hiệu lực pháp luật; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hành vi phạm tội của bị cáo đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tội phạm đã được đại xá.

Giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với những quyết định của Tòa án cấp phúc thẩmiều 253):

Đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ

Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Khi xét những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 248 của Bộ

luật này.

Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra Tòa án cấp phúc thẩm quyết định.

Việc giao bản án và quyết định cấp sơ thẩmiều 254):

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết

định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.

§ 9. THI HÀNH BN ÁN HOC QUYT ĐỊNH CA TÒA ÁN

ĐÃ CÓ HIU LC PHÁP LUT

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm chung

Hoạt động giải quyết vụ án hình sự trải qua các giai đoạn tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử suy cho cùng đều nhằm mục tiêu chứng minh về

tội phạm, xác định có hay không có tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa, khi Tòa án xác định một người là tội phạm và xác định trách nhiệm hình sự và những vấn đề khác có liên quan đến vụ

án. Một bản án hình sự xác định người phạm tội và đưa ra hình phạt áp dụng với người phạm tội không chỉ nhằm mục tiêu trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm25. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ được bảo đảm thi hành theo nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 22 BLTTHS. Theo đó, bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Nếu bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng không được đưa ra thi hành thì mục tiêu của hình phạt sẽ không đạt được và cả quá trình tố tụng trước

đó của vụ án sẽ trở thành vô nghĩa, bản thân người thực hiện tội phạm và những người tham gia tố tụng cũng nhưng các cá nhân sẽ có thái độ khinh thường pháp luật, mất lòng tin vào pháp luật và các cơ quan tiến hành tố tụng, mất lòng tin vào bộ máy nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời đời sống, đến chếđộ và trật tự an toàn xã hội.

1.1. Khái nim

Thi hành bản án và quyết định đã có hiệu lực của Tòa án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đưa bản án và quyết định

đã có hiệu lực của Tòa án ra thi hành, làm cho những bản án và quyết định này phát sinh hiệu lực trên thực tế.

25 Xem Điều 27 Bộ luật hình sự 1999

1.2. Nhim v

Giai đoạn thi hành án nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành theo nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản ản và quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 22 BLTTHS.

1.3. Đặc đim

- Chủ thể: chủ thể có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án là cơ quan Công an; chính quyền cấp xã nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ

quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc; cơ sở chuyên khoa y tế; cơ quan thi hành án dân sự; các cơ quan tổ chức trong Quân đội. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Viện kiểm sát và Tòa án có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm giai đoạn thi hành được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Hành vi tố tụng đặc trưng: xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, ra quyết định thi hành án, theo dõi việc thi hành án…

- Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định thi hành án, quyết định hoãn thi hành án, quyết định đình chỉ chấp hành hình phạt…

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 150 - 156)