Tạm giam

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 85 - 88)

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CĂN CỨ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶ N

3. Tạm giam

- Khái niệm: Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có những căn cứ để cho rằng

người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

- Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng: + bị can, bị cáo:

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng

phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở hoạt động tố tụng.

+ bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người già yếu mà nơi cư trú rõ ràng nhưng:

bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã

tiếp tục phạm tội hoặc gây cản trở cho hoạt động tố tụng.

phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia

So với BLTTHS 1988, việc xác định cụ thể những trường hợp đặc biệt như trên ở BLTTHS 2003 thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa nhân đạo xã hội chủ nghĩa với yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm; thể hiện sự khoan hồng nhưng mặt khác cũng kiên quyết tạm thời cách ly những người này ra khỏi cộng đồng khi họ cố ý làm trái pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho công tác giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời, thuận lợi.

- Thẩm quyền: Việc tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (trong trường hợp này lệnh tạm giam phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố; thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thẩm phán là Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; thuộc về Hội đồng xét xử trong khi xét xử.

- Thủ tục: những người có quyền bắt có quyền ra lệnh tạm giam (khoản 3 Điều 88). Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

- Thời hạn tạm giam: + Thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 120): Gia hạn Loại tội phạm Thời hạn lần 1 lần 2 lần 3 ít nghiêm trọng 2 th 1 th nghiêm trọng 3 th 2 th 1 th rất nghiêm trọng 4 th 3 th 2 th đặc biệt nghiêm trọng 4 th 4 th 4 th 4 th

+ Thời hạn tạm giam để Viện kiểm sát quyết định việc truy tố: Khoản 2 Điều 166:

Loại tội phạm Thời hạn Gia hạn

ít nghiêm trọng 20 ngày 10 ngày nghiêm trọng 20 ngày 10 ngày rất nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày đặc biệt nghiêm trọng 30 ngày 30 ngày + Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử:

Tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm (Điều 177):

Loại tội phạm Thời hạn Gia hạn

ít nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày nghiêm trọng 45 ngày 15 ngày

rất nghiêm trọng 2 tháng 30 ngày đặc biệt nghiêm trọng 3 tháng 30 ngày

Tạm giam để xét xử phúc thẩm: trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh mở phiên tòa phúc thẩm thì thời hạn tạm giam không được quá sáu mươi ngày, trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao mở phiên

tòa phúc thẩm thì thời hạn tạm giam không được quá chín mươi ngày (Điều 242, 243).

+ Thời hạn tạm giam để bảo đảm thi hành án: trường hợp cần tạm giam để bảo đảm việc thi hành án sau khi Tòa án tuyên án sơ thẩm là bốn mươi lăm ngày (Điều 228)

Khi đã hết thời hạn tạm giam mà trong trường hợp pháp luật quy định không được gia hạn tạm giam nữa thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam và nếu cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Nếu quá hạn mà có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi thời hạn (Điều 97);

Người bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/03/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/03/2003).

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)