Cách làm cạp váy

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 57 - 58)

Chủ yếu là dệt với biện pháp thủ công do những người phụ nữ dệt hoặc ngày nay thì họ có thể dệt bằng khung cửi. Sau đó là công đoạn nhuộm.

Rang trên thường được dệt lộn làm cho hoa văn dệt nổi lên cả hai mặt như nhau, họ phải dệt bằng cả go trên và go dưới, phải thê m sơị mặt nọ làm nền cho mặt kia khiến cho Rang trên không có mặt trái.

Rang dưới có công thức dệt, mắc sợi cũng như là Rang trên.Tuy nhiên, Rang dưới sử dụng rất nhiều màu sắc sặc sỡ nên có nhiều công đoạn phức tạp khi vào “go”, khi nhặt hoa văn và lúc chữa lỗi. Có loại phải có “go” suốt từ đầu đến hết hình hoa văn, cho nên có tới 38 đến 40 “go”. Nếu là hoa văn hoa quả, cây lá thì sau đường dải biên sẽ là những màu vàng hoặc xanh, đỏ rồi mới đến xắn. Mỗi xắn có ba đôi sợi ở ba răng khổ, là các màu xanh, vàng, đỏ, một sợi ở go trên, một sợi vào Pơng (go chung cho các sợi bên dưới), tiếp đó là vào ba Lóong hoa văn là Trái En hay Lá ven….

Cao khi dệt không mắc chỉ các dải màu và hoa văn theo chiều dài mà để ở thoi. Vì thế dệt Cao phải tốn rất nhiều thoi do nhu cầu của màu sắc. Cao có rất nhiều dải màu, giữa dải màu này với dải màu kia và giữa các dải màu với hoa văn có sự ngăn cách nhau bởi các sự chỉ đỏ, xanh, tím, vàng. Khi dệt các cô gái làm lần lượt làm từng dải màu bằng thoi chỉ cần, dệt được dải màu to chừng 1cm thì dệt đường ngăn cách và chuyển sang các dải màu khác hay hoa văn.

Nét tinh tế của cạp váy do bàn tay của những phụ nữ Mường được thể hiện ở kỹ thuật dệt hoa văn cạp váy. Kỹ thuật đó được bắt đầu từ khung cửi đặc biệt dùng để dệt cạp váy với nhiều “co” (go) tuỳ theo hoa văn to nhỏ mà có số go nhiều hay ít, nhiều mẫu hoa văn hơn các khung cửi khác bởi mỗi go sẽ đảm nhận một màu. Cách dệt cũng phức tạp hơn và đòi hỏi người dệt cũng phải khéo léo hơn.

Kỹ thuật đó còn được thể hiện ở việc nhuộm sợi của người phụ nữ Mường để tạo ra những màu sắc đẹp, bền cho hoa văn trên cạp váy của mình. Tuy mảng màu truyền thống của người Mường cũng chỉ là những màu khá đơn giản như: trắng, đen, đỏ, vàng và xanh, song việc tìm ra những chất liệu nhuộm, kỹ thuật nhuộm cũng đòi hỏi một tài năng nhất định của người thợ mới có thể làm ra được các màu ưng ý.

Trước đây, màu dùng để nhuộm hoàn toàn là lấy từ tự nhiên, từ các cây, quả, lá trên rừng như vỏ cây pang. Khử màu bằng nhựa của cây đu đủ (cơl dưa), cây xoan ( cơl xan). Trong phổ màu của dệt cạp váy, màu đen đóng có vai trò quan trọng. Quá trình tạo màu được làm hoàn toàn thủ công, từ đôi tay khéo léo, cần mẫn của các cô gái, của các mế. Nhưng hiện nay, các sản phẩm màu tự nhiên đã được thay thế bằng các loại phẩm màu hoá học có sẵn ngoài chợ phong phú với nhiều màu sắc nhưng màu hoá học chóng phai hơn màu cổ truyền.

Trước kia, nghệ thuật dệt cạp váy là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của từng người phụ nữ. Chàng trai Mường kén chọn vợ cũng dựa một phần vào các sản phẩm thêu dệt như cạp váy của các thiếu nữ làm ra để mà kén chọn.Nhìn vào cạp váy mà có thể đoán biết được sự khéo léo, tinh tế của người con gái.

Tuy tuân thủ những lề luật trong việc dệt hoa văn cạp váy được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng mỗi người, mỗi vùng có những biến cải, dần tạo ra những phong cách riêng. Người Mường Hòa Bình từ xưa tới nay vẫn coi phụ nữ Mường Vang (huyện Lạng Sơn) là những người khéo tay nhất trong việc dệt hoa văn cạp váy này, còn dệt hoa văn chăn thì phải kể đến phụ nữ Mường Lai Châu.t

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 57 - 58)