Giá trị giáo dục

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 26 - 29)

Việc dựng nhà sàn trực tiếp giáo dục ý thức tộc người, là nơi để thế hệ trẻ và con cháu lưu trữ những nét truyền thống, truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước với thế hệ sau.

2.4.Thực trạng

Hiện nay, một số gia đình người Mường đã chuyển sang xây nhà gạch bên cạnh nhà sàn của họ, đồ đạc trong nhà cũng đã được thay thế bằng các vật dụng tiện lợi cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhà sàn truyền thống vẫn luôn là bản sắc văn hóa nơi đây, độc đáo, giản dị , ấm cúng và rất duyên dáng.

Chương 3: Trang phục người Mường ở Việt Nam (Lê Công Quý) 3.1 Lịch sử trang phục người Mường

Trong sự phát triển của một nền văn hóa khá đa dạng trên mọi lĩnh vực thì vẫn có những lĩnh vực phát triển nhất tạo ấn tượng sâu sắc đặc trưng cho nền văn hóa. Và khi nhắc tới văn hóa Mường chúng ta không thể không nhắc tới trang phục Mường. So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng.Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc.Chính điều đó đã tạo nên sự độc đáo trong bộ trang phục truyền thống.

Theo một số tài liệu thì trang phục Mường ra đời từ rất sớm.Nó có nguồn gốc từ thời đẻ đất đẻ nước rồi phát triển lên nhiều hình thức, kiểu cách phục vụ cho cuộc sống của con người về cả văn hóa vật chất và tinh thần.

“…Dạ Dịt là người chăn tằm Dạ Mằm người chăn cơm, chăn lúa…”

Sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” đã nói vậy. Thời đó Dạ Kịt là em Cun Cần từ trong trứng thiêng ra làm được nương dâu tốt, lấy sâu đen, sâu xanh nuôi nhưng không nên tằm vì vậy đến tìm đến xin giống của Dạ Dịt về nuôi. Có tơ tằm, Dạ Kịt đã dệt nên tấm “vải lụa vàng vàng”, làm xống áo cho đá Cần.

Như vậy người Mường đã biết dùng vật che thân từ rất sớm.Và như thế người xưa chỉ toàn dùng tơ lụa (dạng thô), về sau mới có vải. Cho nên đó cũng có thể là một lí do mà cạp váy cổ truyền chủ yếu thấy dệt bằng tơ lụa thô. Kể cả các hình thêu khác cũng thế, vai trò của vải chưa thấy nhiều lắm.

Từ Dạ Dịt mà phát triển rộng ra, kỹ thuật cao lên làm cho nương dâu, tơ tằm, quần áo ngày càng nhiều, phải chăng dân gian muốn nhắc tới bà Dạ Thiên Mư là đại diện (Dạ có vườn dâu ma nấp nắng, rộng, râm hết nửa trời, quần áo lụa là nhiều vô kể. Lại cũng là lúc học được cách dệt cạp váy có nhiều hình hoa văn ở con muông Đìn Vìn Đượng Vượng). Từ đó chúng ta có thể đoán biết được trình độ nghề dệt của người Mường khá là cao.

Điều đó được thể hiện cụ thể trên trang phục người Mường mà tiêu biểu nhất là trong trang phục còn để lại dấu ấn của thời cổ đại. Ở chiếc khăn xanh tám dải (tua) và mười hai dải làm khăn thắt quần của nam giới còn hệt chiếc khố che thân, các dải là dải khố. Chiếc quần Đẩy là váy không cạp, váy dự trữ hay dùng cho trẻ em rõ là vải cuốn thân. Ở trẻ mới học cách mặc váy được lấy một tấm vải chưa may tròn cuốn cho không bị vướng chân. Một điều quý là một số cụ già cho biết, khăn cuốn đầu của nam giới ngày xưa là bằng vỏ cây xui. Vỏ cây này được đem đi ngâm cho thối bóc hết lớp vỏ dày đi, còn lại lớp vỏ mỏng, mềm, dai thì làm khăn. Cái khăn cắt đủ chiều dàì, rộng đem ngâm với nước cây ổi, cây sim, loại đắng, chát cho thấm đều rồi ngâm bùn.Ngâm để ba đêm ngày lấy lên giặt, phơi đem dùng.

Trình độ phát triển còn phải kể đến kỹ thuật dùng màu.Người xưa đã biết khám phá thiên nhiên, tìm ra các loại cây cỏ làm chất nhuộm màu. Rồi biết pha màu, khử màu này thành màu khác, toàn bằng nhiên liệu tự do. Tính đếm đã có tới các màu: màu trắng (tơ tằm màu vàng), màu đen, màu vàng tươi, màu đỏ, màu xanh nang (màu quả cam), màu cỏ úa, màu nâu già, nâu non, xanh xiên (da trời). Theo các mế cho biết, so với nhuộm hóa học thời đó màu xanh lá mạ là khó nhuộm. Màu này muốn dùng đênh (tênh = khăn lưng) phải mua vải Kỳ Cầu làm, gọi là đênh Kỳ Cầu, còn gọi là màu xanh ngại (xanh nhạt). Có tới 10 màu dùng cho trang phục và các thứ.Điểm quan trọng của các màu này là có độ bền hóa học.Không có chuyện “vĩnh cửu”, nhưng nếu giữ gìn cẩn thận thì dùng hết đời mẹ tới đời con và đời cháu vẫn còn rõ màu.

Trang phục Mường tập trung kiểu cách, màu sắc ở nữ giới nhiều hơn, nhưng dù nhiều hay ít, nam hay nữ ở mỗi gia đình hay nói chung cũng vậy, đều chia các loại:

Trang phục ngày thường: để lao động, sinh hoạt bình thường, ngày hội Trang phục ngày cưới: gọi là quấn áo du, chẩu (dẩu) là dâu, rể.

Trang phục tang lễ: gọi là đồ đem (tem).

Trang phục cho người chết: gọi là Đồ Bang Khà.,

Trang phục cho các Mo, Mỡi, Trượng: chỉ dành cho các gia đình có người làm những công việc này.

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 26 - 29)