Mối quan hệ giữa hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường và hoa văn trên trống đồng Đông Sơn

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 58 - 64)

trống đồng Đông Sơn

của họ nói chung không những thô hơn nhiều so với đồ đan lát của người Thượng ở Tây Nguyên hay người Xá ở Tây Bắc, mà còn Cạp váy không chỉ là một bộ phận trang phục.Nó còn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của dân tộc Mường. Có thể coi cạp váy chính là nét đặc sắc nhất trong trang phục của dân tộc Mường.

Giáo sư Từ Chi – người đã nghiên cứu rất sâu về văn hóa cũng như cạp váy Mường đã nhận xét: Cũng có thể nói cạp váy là vị trí “duy nhất”. Quả vậy trên toàn bộ địa bàn Mường không tìm đâu ra những điêu khắc phẩm trên mặt phẳng như ở châu Ðại Dương, hay những tượng tròn như ở châu Ðại Dương và ở Tây Nguyên.

Khác với ngôi nhà cổ truyền của người Kinh, ngôi nhà Mường - kể cả nhà ở của Lang (quý tộc trong xã hội cũ) - hoàn toàn không có những công trình chạm khắc trên kèo, trên xà, trên đấu... cũng như trên mặt ván.Nhà ở của người Mường gần với nhà ở của người Thái hơn, cùng một kết cấu với nhà ở của người

Thái.Nhưng ngôi nhà Mường không có trang trí ở hai đầu nóc, không có cái “khau cút” xiết bao ngoạn mục của ngôi nhà Thái.

Người Mường không có cột lễ, không có tượng mồ, không có tranh thờ. Ðồ đan lát rất hiếm hoa văn trang trí. Nếu có - trong vài trường hợp lẻ tẻ - thì đấy chỉ là những hình trám hay ô vuông xếp chéo khá là sơ sài. Trang phục của nam giới hoàn toàn thiếu hoa văn thêu hay hoa văn dệt. Kể ra, nếu rà thực kỹ, cũng có thể tính thêm những nét khắc (vụng và rối rắm) trên vỏ dao của người phụ nữ, những đồ án hình học (đơn điệu và không phải là của riêng dân tộc Mường) ở hai đầu chiếc gối, và thảng hoặc vài chiếc khăn thêu (thường chỉ thấy trên tay con gái nhà quý tộc ).

Như vậy, có thể xem cạp váy là bằng chứng phổ biến, độc đáo và hùng hồn nhất còn sót lại cho đến ngày nay về nghệ thuật tạo hình cổ truyền của dân tộc Mường, một nền nghệ thuật có lẽ vốn phong phú hơn thế nhiều.

Nhà nghiêm cứu Nguyễn Đức Từ Chi (một người đam mê nghiên cứu về văn hoá dân tộc Mường) khi tìm hiểu về cạp váy của người Mường, ông đã phải thốt lên: “Cạp váy - nó chính là nơi duy nhất người Mường chọn để làm nghệ thuật tạo hình. Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ”. Cạp váy ở đây, như tượng, như tranh, thân thiết, gắn bó hàng ngày với người phụ nữ. Nó được thêu dệt tỉ mỉ và cẩn thận, là hiện thân của sự khéo léo con gái Mường.

Trong công trình nghiên cứu “Hoa văn Mường”, từ việc phân tích, so sánh những môtíp hoa văn và đặc điểm bố cục các đồ án trang trí, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Từ Chi đã khám phá ra mối liên hệ tương đồng giữa hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường với hoa văn trên trống đồng Đông Sơn hàng nghìn năm trước.

Cạp váy có ba phần : Rang trên, Rang dưới và phần Cao

Họa tiết chủ yếu của Rang trên thường là các họa tiết hình học với các hình vuông, hình tam giác, hình thoi, các vòng tròn chạy ngược chiều kim đồng hồ, đường xiên, đường dích dắc, đường lượn sóng…được sắp xếp một cách cân đối.

Ta cũng thấy rõ được những họa tiết hình học như vậy trên mặt các trống đồng Đông Sơn:

Băng tam giác gồm một dãy tam giác nối tiếp nhau nên còn gọi là băng răng cưa. Khác với băng vòng tròn, các băng tam giác tạo thành 2 hàng tam giác đảo đỉnh: hàng nổi (dương) và hàng chìm (âm). Tam giác chìm là hệ quả của 2 tam giác nổi nối tiếp nhau nhưng chúng đôi khi được tô điểm bằng vài chấm nhỏ bên trong lòng khiến tam giác chìm thành họa tiết trang trí.

Hoa văn trên trống đồng:

Hoa văn tam giác thường được cho là hình ảnh dãy núi vì dãy hoa văn tam giác thường được viền vành ngoài cùng hoặc trong cùng của mặt trống nên cho đó là dãy núi bao quanh không gian rộng lớn. Nhưng ở đây băng tam giác kết hợp với băng vòng tròn hình thành đồ án 3 vòng, vòng tam giác – vòng tròn (có hoặc không có tiếp tuyền) – vòng tam giác. Đồ án này có nhiều biến thái để là khung cho nhiều mảng cảnh.

Vòng tròn nhỏ thường có một chấm tâm được sử dụng riêng rẽ như trên hình người, hình trâu, hình chim, hình cá để biểu thị mắt.

Phổ biến nhất là liên kết nhiều vòng tròn với nhau, từng cặp từng cặp bằng nhiều tiếp tuyến chéo.Hai vòng tròn nối nhau như thế mang dáng chữ S nằm ngang, hoặc nằm ngang ngửa hoặc nằm ngang sấp. Các chữ S này thường xếp thành băng tròn hẹp liên tục và thường một băng chữ S ngửa đi với một băng chữ S sấp tạo thành chữ V nằm ngang linh hoạt chứ không đơn điệu. Loại băng này tương đối phổ biến.

Vòng tròn và vận động vòng tròn biểu thị trên trống đồng rất rõ rệt: các hình tượng đoàn người múa, đoàn chim bay, đoàn hươu nai chạy… đều vận động vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ xung quanh ngôi sao (mặt trời) trung tâm.

Hoa văn rẻ quạt xen kẽ các cánh ngôi sao về nghệ thuật mang mục đích trang trí kín những về mặt khác lại gây ấn tượng là những tia sáng hào quang tỏa ra từ ngôi sao (mặt trời) trung tâm. Văn rẻ quạt nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của hình tượng ngôi sao, nhất là khi rẻ quạt mang dạng lông công vốn được coi là hình tượng mặt trời tỏa sáng rực rỡ.

Đường dích dắc có thể nhầm lẫn với băng tan giác khi đáy đường dích dắc gắn vào đường chỉ viền băng.

Điểm nổi bật của trống II, III, IV Heger là băng trang trí chung có độ rộng tương đối đồng đều nhau, xuất hiện hiện tượng hoa văn hình học tràn ngập hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn, nghĩa là trở thành hoa văn trang trí chủ thể.

Các họa tiết hình học này ta có thể tìm thấy rõ trong các loại trống đồng đặc biệt là loại trống đồng thuộc tiểu nhóm A1 gồm trống đồng Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.

Trên cạp váy phụ nữ Mường có những hình trang trí là những ngôi sao 8 cánh. Trên trống đồng ta cũng bắt gặp những hình ảnh đó: Giữa mặt trống đồng có một hình nổi được gọi là ngôi sao hay mặt trời. Gọi mặt trời nhằm giải thích tục thờ mặt trời.Gọi ngôi sao là nhằm miêu tả chứ không có ý nghĩa lý giải.

Hình tượng ngôi sao chiếm đúng trung tâm mặt trống nơi đánh trống. Ngôi sao bao gồm 3 phần: tâm, tia và khoảng cách giữa các tia. Tâm là một mảng tròn đúng tâm mặt trống. Từ tâm tỏa ra các tia số lượng ít nhất là 4

Có hai nhóm hình tượng sao:

Nhóm I: tâm ngôi sao phẳng, cánh sao hình tâm giác (chủ yếu trống loại I, III, IV Heger)

Nhóm II: tâm ngôi sao nổi lên thành u tròn, tia ngôi sao như một đường thẳng nhọn đầu hơn là hình tam giác, gọi là tia sao chứ không gọi cánh sao (chủ yếu trống loại II Heger).

Số lượng cánh sao mỗi trống khác nhau: 6, 7, 8, 10, 12, 14, 16. Chủ yếu là số lượng cánh sao chẵn. Số lượng tia quan hệ với đường kính mặt trống, trống cỡ lớn thường có 12 tia. Các khoảng trống giữa cánh sao trang trí dầy kín, tạo thành hào quang hay tia sáng của ngôi sao trung tâm.

Nếu Rang trên các họa tiết chủ yếu là các hình học thì Rang dưới lại mang một nét đặc sắc được trang trí chủ yếu bằng các hình họa cách điệu gồm nhiều hình động vật, cây cối, hoa lá như rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng…đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống và các sự tích của người Mường, nó được những “nghệ nhân” phác hoạ ngay trên trang phục của họ.

Con rồng: đối với người Mường là con vật thượng cấp, quyền quý, cao sang. Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường thì Dịt Dàng đã dùng cờ rồng để

làm biểu tượng.Trong truyện cổ tích thần thoại của người Mường thì rồng là người lấy nước cho nông dân làm ruộng. Trên phần rang dưới của cạp váy Mường có miêu tả rất nhiều loại rồng khác nhau như rồng lượn (quel), rồng cụt, rồng cái, rồng ấp, rồng cái, rồng ngựa, rồng tôm…Tất cả đều mang một câu chuyện trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con hươu: là con vật chầu Chu Đồng – một cây dâu da trong thần thoại, thân làm bằng đồng, bông thau lá thiếc. Hươu có con đứng, con quỳ, hươu đứng bong Chu Đồng, hươu ngoảnh cổ, hươu nấp bong chú chim hót…

Con Xởng: ngoài ra còn có con Xởng chưa rõ đây là con vật gì trong thiên nhiên, nhưng họ nghĩ đây là một loại rắn, rắn nước, rồng nước hay là Khú, một loại thần chúa tể sông nước có tên chúa Khú Lường Vường. Chúng cũng được biến đổi linh hoạt trong đời sống và được người dân thể hiện sinh động trên Rang dưới của cạp váy như Xởng lội nước, Xởng vòng, Xởng tóc…

Chim phượng và chim công: cũng được cư dân thể hiện sinh động trong hoa văn trang phục.

Trong trống đồng Đông Sơn cũng có rất nhiều những họa tiết hoa văn đó: Lá đề: dùng để chỉ một hình tượng trang trí thường gặp trong Phật giáo. Tương đối gần gũi hình quả tim hướng đỉnh lên trên, phần dưới tách ra uốn công vào bên trong, có khi giữa lưng thắt lại. Lá đề xuất hiện riêng lẻ hay thành băng tròn đơn hoặc băng tròn đối đỉnh lá đề với nhau.

Hình chim: tồn tại phổ biến và lâu dài trên trống đồng. Đẹp nhất và phong phú nhất trên trống Đông Sơn có ý nghĩa nghệ thuật và lịch sử khảo cổ cao. Hình họa chim hai dạng cơ bản: bay và đậu có ở loại trống đồng Heger I.

Hình hươu: được gặp đều là hình hươu đang chạy và hiếm thấy trang trí ở chân và mặt trống, chỉ thuộc loại I và II Heger. Có thể phân biệt hươu đực hươu cái bằng xem có hay không có sinh thực khí dương (trên trống loại I trống loại II không thể phân biệt).

Hình hươu đều thể hiện bộ gạch dài chia nhánh đưa ra sau lấp kín khoảng trống trên lưng hươu.Chân ở tư thế đi nhưng không biểu hiện tốc độ mà tĩnh. Các

con hươu có số lượng chẵn trên vành được xếp xen kẽ 1 đực 1 cái. Còn trường hợp khác là 1 con đực và 7 con cái (trống Miếu Môn).

Hình rồng: chỉ gặp trên những trống đồng sau loại I, có 2 loại rồng:

- Rồng giun: hình tượng giống con giun uốn mình nhiều khúc, không có vảy - Rồng có vảy có râu: như hình tượng rồng ngày nay vẫn thấy trong các đình làng, rồng đúc nổi và có nhiều phong cách.

Trong trống đồng mọi đường nét đều đã hình tượng hóa: mắt là vòng tròn chấm tâm, bàn chân là hình bình hành nhỏ, cánh tay là 2 đường song song dài. Lông chim có khi là những vạch thẳng song song, có khi là những đường cong song song. Cánh tay dài và lông chim dài kết hợp biểu thị hình tượng người đang múa. Những hình tượng này có nhiều biến thái tuy vẫn chung một hình thái.

Cao váy là một vệt màu dài thẳng đứng, cũng có cả những hoa văn đan xen giữa những hình tượng hình học, hoa lá và động vật… Phần này được coi là phần kết hợp hài hòa giữa hai phần Rang cùng với sự kết hợp độc đáo về màu sắc. Phần Cao có thể là các dải màu với quả mây, dải màu với hoa cà, chữ M với hình tam giác, quả đớn, quả Trám…

Trong họa tiết trang trí trống đồng Đông Sơn thì cũng có những hình trạm lồng: thực chất đó là những hình thoi đơn với một chấm ở giữa, đôi khi hình thành do nhiều đường vạch chéo cắt nhau.

- Nhiều hình trám lồng vào nhau thường có 6 lớp, liên kết với nhau (gọi là hình trám góc nhọn hoặc góc tù)

- 2 hình trám lồng vào nhau trong khung lồng có 4 chấm, hoặc chia thành 4 hình trám nhỏ, hoặc chia 4 hình rẻ quạt đối đỉnh.

Như vậy có thể thấy những mối quan hệ giữa hai hiện tượng này không có gì là lạ khi sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” nói Dịt Dàng làm Khâu vào thời Lạc Việt, song cũng trong thời này cư dân đã dệt được hoa văn cạp váy ở các vằn của những con muông lớn. Như vậy phải chăng người Lạc Việt (Dịt Dàng) đã bắt chước từ bọt biển mà đúc ra trống đồng như trong truyền thuyết, sử thi đã truyền lại.

Nếu như vậy thì có thể kết luận được rằng sẽ có những hoa văn người thời đó dùng trên trống đồng, cũng được dùng trên cạp váy và ngược lại. Tuy nhiên vậy thì hoa văn trên cạp váy Mường chịu ảnh hưởng của hoa văn trên trống đồng Đông Sơn hay ngược lại.

Điều đó tới nay cũng vẫn chưa thật sự được làm sáng rõ, tuy nhiên qua một loạt những nét tương đồng trên thì chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định được rằng giữa chúng có mối quan hệ qua lại.

B/Văn hoá tinh thần

Chương 1: Tập quán hôn nhân và sinh đẻ của người Mường (Đặng Thị Sinh)

1.1.Hôn nhân của người Mường

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 58 - 64)