2. 1.3 Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc
3.2.2 Giải pháp cho việc bảo vệ, phát huy những giá trị đẹp trong tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Mường trong phát triển du lịch.
ngưỡng của dân tộc Mường trong phát triển du lịch.
Để giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian của người Mường,có một số giải pháp như sau :
-Nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa các tín ngưỡng của các dân tộc khác với tín ngưỡng của người Mường. Dưới tác động lẫn nhau giữa các tôn giáo, tín ngưỡng đã làm cho đời sống tâm linh của người Mường Hòa Bình phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu như: tác động của tín ngưỡng trong các phong tục tập quán, trong các sinh hoạt văn hóa dân gian, trong các lễ hội, tín ngưỡng và luật tục; việc phát huy các mặt tích cực của tín ngưỡng truyền thống.
- Duy trì, bảo vệ và phát triển làng cổ người Mường một cách vững chắc. Có thể ví làng như nền tảng sân khấu lớn để trình diễn các sắc thái văn hóa, mất nền tảng này là mất tất cả. Cần có quan điểm nhìn nhận khoa học và thiết thực hơn đối với đời sống tín ngưỡng của người Mường thì mới phát huy được những mặt tích cực cũng như hạn chế các mặt tiêu cực của tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay,
- Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian của người Mường, cần phải có chương trình hành động cụ thể. Khẩn trương tuyển chọn, xây dựng, in sao các đĩa VCD, DVD, CD về các loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian để phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày, nghiên cứu, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt quan tâm và có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân dân gian.
- Kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lừa bịp, lôi kéo đồng bào các dân tộc gây rối trật tự ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi
dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo, đi ngược lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
=> Việc bảo lưu như vậy sẽ góp phần đẩy mạnh việc quảng bá cho những người yêu văn hóa , những người học du lịch , làm du lịch và đặc biệt là du khách ưa thích khám phá dân tộc những nét bản sắc đặc trưng , khác biệt trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nói chung ,người Mường nói riêng
- Với xu hướng chung đó thì ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với những mục tiêu cụ thể :
- Cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể về các hoạt động tín ngưỡng.
- Gắn văn hóa tín ngưỡng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, mường bản. Kế thừa có chọn lọc những phong tục tập quán, những hình thức văn hóa tín ngưỡng truyền thống với việc xây dựng một nếp sống văn minh hiện đại đảm bảo được tính tiên tiến và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc
- Hòa vào sự phát triển chung trong nền kinh tế thị trường ,thì việc xây dựng văn hóa trong chính trị kinh tế là rất đáng phải quan tâm. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
=> Với những chính sách tích cực như trên thì việc tôn tạo và duy trì những nét đặc sắc trong tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Mường dù phải mất nhiều thời gian và sức không chỉ nhân dân địa phương mà cả các cấp chính quyền thì việc quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc Mường không chỉ là nhiệm vụ của riêng một cá nhân
mà là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc Mường nói riêng . Kế thừa có chọn lọc những phong tục tập quán, những hình thức văn hóa tín ngưỡng truyền thống với việc xây dựng một nếp sống văn minh hiện đại đảm bảo được tính tiên tiến và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc.
Chương 4: Lễ hội của người Mường (Trần Đức Sơn) 4.1 Đặc trưng lễ hội của người Mường
Khi nhắc đến văn hóa các dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc tới văn hóa của người Mường gắn liền với những địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thàng, Động, cùng áng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước.”
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa các dân tộc anh em Việt Nam.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường Hòa vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường, bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật....
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc tổ chức lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, là nhu cầu của một làng, một mường. Có mường thì tổ chức lễ hội mỗi năm một lần, có mường hai, ba năm tổ chức một lần tùy theo điều kiện.
Thường vào mùa xuân, ở các vùng Mường thường bắt đầu tổ chức lễ hội, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Qua các lễ hội người ta gửi gắm hy vọng vào một mùa bội thu, một năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho cả bản mường.
Nét đặc trưng ở các lễ hội dân gian của người dân tộc Mường thường thể hiện sự kết nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó của một bản Mường, một vùng Mường.
Trong lễ hội, phần lễ thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo quan niệm của người Mường, họ thường thờ cúng những vị thần, thánh, có thể là thần Đất, thần Nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng mường…
Là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, các nghi lễ thể hiện sự sống hòa mình cùng thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên của một cộng đồng Mường.
Ngày nay, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến và giữ đựơc nguyên những nét đặc trưng vốn có từ xa xưa. Ví như mâm cỗ cúng trong các lễ hội, hầu hết tất cả đều là thứ được săn bắn từ rừng về, bắt được từ suối lên hay do người dân tự trồng cấy. Nó vừa có tính chất từ thiên nhiên vừa chứa đựng tấm lòng của người dân đối với các vị thần linh.
Mỗi nghi lễ lại kèm theo một sinh hoạt văn hóa như đánh cồng chiêng, cúng Mo, thổi kèn, múa quạt và những hoạt động vui chơi, giải trí như đánh mảng, ném còn, bắn nỏ, chơi đu, thi hát đối, thường đang, bọ mẹng…
Những hình thức nghệ thuật này từ chỗ để truyền đạt cho thần linh niềm mơ ước, sự biết ơn của dân làng đã trở thành những hoạt động để đáp ứng đời sống tinh thần hàng ngày của người dân.
Lễ hội dân gian truyền thống của người Mường dù ở mỗi vùng khác nhau nhưng đều có một nét chung là phản ánh nét đẹp của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn và thể hiện quan niệm sống, ý nghĩa tâm linh của họ.
Do đó, việc phục dựng và phát huy những lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường.