Họa tiết, hoa văn

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 51 - 56)

Cạp váy là nơi thể hiện những nét độc đáo và đặc sắc của người Mường, nhất là các cô gái Mường.

Rang trên có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi hoặc hình vuông, hình tam giác…). Rang trên thường chỉ có hai màu đen trắng để toạ hoa văn, màu đen thì tạo hình hoa văn chìm hình vuông hoặc hình tam giác to nhỏ khác nhau, màu trắg thì tạo hoa văn nổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có thêm các màu đỏ, màu vàng để dệt đường biên (hai cạnh) cũng có khi được chấm phá theo một thứ tự nhất định vào các hoa văn trắng, đen, chúng tạo nên sự ấn tượng độc đáo và đồng thời cũng lung linh huyền ảo.

Rang trên thường có sáu loại hoa văn, mỗi loại chia làm hai phần, phần giống nhau có tên chung là Hoa Đĩa, phần hoa văn khác nhau thì có tên khác nhau. Ví dụ như Quả mây thì khác với móc câu, chân mủng khác với kèo nhà…Mỗi loại thường ghép hai hình hoa văn xen kẽ nhau tạo thành một mối to chung rộng hết cả chiều rộng của Rang.

Có tới 15 loại hình của Rang trên: 1. Hoa đĩa quả mây

2. Hoa đĩa móc câu 3. Hoa đĩa chân mủng 4. Hoa đĩa kèo nhà 5. Hoa đĩa đồng tiền 6. Hoa đĩa ngôi sao

7. Hoa đĩa hai lòng và chìa khoá 8. Hình cánh chuồn chuồn

9. Hình vuông thủng giữa

10. Hình quả trám hoa văn Mèo 11. Hình mặt phà Lào

12. Hình vuông chữ thọ 13. Đồng tiền hoa nở

14. Rang trên lộn (không mặt trái) 15. Hình kèo nhà cánh bướm

Tiếp theo là rang dưới, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng… Ngoài ra, phần rang dưới này được trang trí bằng nhiều màu sắc và chúng có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Hoa văn trang trí chủ yếu của rang dưới là động vật.

Ba Loóng hoa văn vàng thì ở hai bên, đỏ ở giữa làm trung tâm, lại có hai đường Thăng Cẳn màu trắng ở hai bên nên nó càng thêm nổi bật. Loóng nọ cách Loóng kia bằng đường kẻ ngăn cách, sau đó có thể là Quả núi…

Tất cả động thực vật, ngoài những dải, những đường chỉ màu ngăn cách làm vìên thì những chấm phá tô điểm, tôn tạo hoa văn đều thể hiện bằng màu vàng, màu đỏ.Bởi thế mà có thể nói Rang dưới khá chỏi chang, lộng lẫy.

Trong hoa văn động vật của Rang dưới tiêu biểu nhất là hình tượng Rồng, đây cũng là hình tượng đẹp nhất, những nhà Lang xưa kia thường cấm dân thường mặc những chiếc váy áo có hình này, nếu mặc thì sẽ bị cho là chống lại nhà Lang (cường cun).

Rang dưới có tới 47 loại hình: Rồng lượn (quel) Rồng cụt Rồng cái Rồng con Rồng ấp Rồng cá Cá hoá rồng

Rồng ngựa (long mã) Rồng tôm Xởng lội Xởng vòng Xởng tóc Xởng cụt Xởng hai đầu Hươu đứng Hươu quỳ Hươu đứng bóng chu đồng Hươu ngoảnh cổ

Hươu nấp bóng chu chim hót Chim gáy

Chim cò Công đi ăn Công múa Chim cuốc Con ngan Con phượng Gà lôi Con nhện Con cá Con rùa

Rùa ở dây sen

Người cưỡi voi che dù Quả mây

Quả en Quả trám Lá ven

Quả ngam, quả nghén Vỏ quýt

Quả vánh Bông quởng Bông bừng

Lá ngói = Nóc ngói Cây bông cây hoa Ngôi sao

Núi trọc Trái tim

Cột chu đồng chim hót

Cao là một chuỗi những vệt màu đứng thẳng. Cao váy rộng từ 10-15 cm được dệt các sọc màu vòng quanh eo với các màu như đỏ, vàng, nâu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau. Có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa văn hình cây, lá cách điệu giống như kiểu mặt phà (loại hoa văn trang trí ở hai mặt của chiếc chăn bông) xen kẽ lẫn nhau.

Hoa văn của mỗi phần là cái để phân biệt chúng với nhau, trong đó hoa văn của rang trên và hoa văn cao thuần túy là hoa văn hình học, riêng phần cao đôi khi không có hoa văn, còn phần rang trên thì luôn là hoa văn hình học

Tuy nhiên màu sắc của Cao cũng tuỳ theo sở thích của mỗi cô gái mà chọn màu xanh, đỏ, trắng, vàng làm viền. Nhưng phải tuân thủ theo quy luật màu nọ tôn bật màu kia lên.

Cả Rang trên, Rang dưới và Cao, đường Thăng Cẳn không được dùng màu khác mà chỉ dùng màu nhất định, vì không thích hợp khi đã gọi là Rang. Bởi bố cục Cao như vậy thì khi khâu vào váy và Rang dưới và Rang trên thì hoa văn và các dải màu mới như ngược nhau, nhưng lại làm nổi bật nhau.

Toàn bộ trang phục, trang sức, đạo cụ đi kèm với cạp váy đều rất hài hoà tạo nên vẻ khoẻ khoắn, sáng sủa, mà vẫn kín đáo của các cô gái Mường. Nhưng nhìn riêng từng loại hoa văn thì ta sẽ thấy được những ý nghĩa riêng. Ví dụ như hoa văn Hươu đứng dưới bóng Chu Đồng thì ta sẽ thêm hiểu ý nghĩa của cây Chu Đồng trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”.Nếu không biết sử thi đó thì ta cũng cảm nhận được sự nên thơ của cuộc sống nơi núi rừng giàu đẹp.

Nói đến cái đẹp trong trang phục Mường, phải nói đến cái đẹp của cạp váy.Đó là nơi thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Mường, cũng như sự khéo léo của người phụ nữ. Qua đó thể hiện màu sắc và hoa văn trên cạp váy sáng tạo hay tiếp thu hoa văn của các dân tộc anh em. Người Mường cho rằng cái đẹp phải là cái thật, không khoe khoang không lộ liễu, phải kín đáo, điềm đạm. Do vậy, bộ phận trang trí đẹp nhất, phụ nữ Mường dùng áo để che lại, chỉ thấp thoáng màu sắc và hoa văn vừa đủ nhìn. Đó cũng là phong cách sinh hoạt trong cuộc sống người Mường.

Trang trí trên cạp váy Mường là một công việc công phu.Phần lớn thời gian truyền dạy của các nghệ nhân dân gian cho người học là dành cho công đoạn này. Hay nói theo ngôn ngữ hiện nay là công đoạn thiết kế

Muốn thể hiện được các đường nét theo yêu cầu của từng sản phẩm người ta phải chọn lựa màu sắc cho từng loại chỉ. Ta thấy các nghệ nhân – chủ nhân của các khung dệt có cách phối màu hết sức phong phú. Bao gồm mầu cam, đỏ thẫm, tím, xanh, đen, trắng…

Thông thường trên một chiếc cạp váy màu vàng cam được thiết kế chạy dọc hai mép ngoài cùng của chiếc cạp váy.Các màu đỏ, xanh, tím …được cho chạy vào khoảng giữa của sản phẩm. Tuy nhiên sự sáng tạo còn tuỳ thuộc vào từng sở

trường của các nghệ nhân. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các cạp váy không có cái nào giống cái nào về sắp xếp màu sắc.

Các hàng miêu tả các hoa văn cũng không giống nhau.Có khi là ba hàng lớn trên một chiếc cạp váy được thể hiện hình tượng rồng cách điệu, hay hình rồng uốn lượn.Cũng có trường hợp số hàng chạy trên cạp váy lên đến bảy hàng, thậm chí có trường hợp lên chín hàng. Trên mỗi hàng là hình cách điệu của các con vật và hình hoa lá. Ranh giới các hàng lớn lại được thiết kế các hình tam giác, hình thoi xếp ngược nhau. Có khi chỉ đơn giản là đường chỉ mầu chạy song song với hàng lớn.

Các hoạ tiết, hoa văn trên cạp váy được trang trí trên hàng lớn thường là hình rồng tranh châu, rùa, chim công, phượng hoàng, hươu, nai hình con dơi, hình con nhện, hình cầu vồng….Lại có cả các hình hoa lá cách điệu cũng được các nghệ nhân trang trí cho tác phẩm cạp váy của mình.Tiêu biểu là hình lá vẹn, trái mê… Rang dưới của chiếc cạp váy được thể hiện sinh động nhất các hình hoạ cách điệu. Rang trên chủ yếu tập trung trang trí các hoạ tiết hình học như hình vuông, hình thoi, sắp xếp linh hoạt, cân đối.

Tuy thế cũng không kém cầu kì, phức tạp cả về đường nét và cách sử dụng mầu sắc .Tất cả tạo nên bộ trang phục phụ nữ Mường vừa trang nhã lại vừa kín đáo mà lại thanh thoát, dịu dàng.

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 51 - 56)