Lễ hội xuống đồng

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 102 - 103)

2. 1.3 Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc

4.2.3 Lễ hội xuống đồng

Lễ hội xuống đồng là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường Bi, xã Phong Phú (Tân Lạc) vào dịp đầu năm. Lễ hội thể hiện ước mơ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội xuống đồng khởi đầu cho năm mới với hai phần lễ và hội. Theo quy định của lang Mường Bi, sau nghi lễ này, người dân mới được vào rừng lấy măng, củi, săn bắn... nên được gọi là lễ xuống đồng và mở cửa rừng

Một đặc điểm độc đáo của lễ hội xuống đồng Mường Bi là tục tu sửa mương Lò. Đây là con mương đảm nhiệm tưới tiêu cho toàn vùng. Theo quy định, mỗi gia đình trong vùng đều cử một người tham gia vào công việc chung như: nạo vét lòng mương, khơi thông dòng chảy. Trong tiếng chiêng rộn rã, thúc giục của các giáp, mỗi người đều hăng say làm việc cho tới khi con mương được tu sửa xong. Mọi người nghỉ tay, cùng dùng cơm và thịt tế được chia, say sưa với men rượu cần, chuẩn bị cho phần hội.

Phần hội với những trò chơi dân gian: bắn nỏ, kéo co, đánh cù, đánh mảng..., văn nghệ dân gian thi xắc bùa, hát đối... và ẩm thực dân tộc độc đáo. Trên bãi đất rộng, các chàng trai, cô gái, thậm chí là có cả trẻ em cùng vào tham gia thi bắn nỏ. Những cánh nỏ giương căng bật dây, những mũi tên lao vun vút, những tràng pháo tay vang lên rộn rã và tiếng cồng báo hiệu thắng cuộc như tái hiện lại tinh thần thượng võ, bảo vệ quê hương của miền đất này. Bên kia bãi là hội thi ném còn, hát giao duyên khởi đầu cho những tình yêu đôi lứa. Phía xa là hội đánh cù sôi động

với những con quay to bằng quả bưởi non...Trong giai điệu séc bùa ngân nga những trò chơi diễn ra sôi động, vui tươi.

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 102 - 103)