Lễ hội cồng chiêng Mường

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 103 - 106)

2. 1.3 Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc

4.2.4 Lễ hội cồng chiêng Mường

Không gian văn hóa cồng chiêng Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Từ xa xưa, họ đã biết thổi hồn cho cồng chiêng, sáng tác được các bản nhạc và tạo ra những phương thức đánh chiêng phù hợp với tính cách, tâm lý đặc trưng của dân tộc.

Một bộ cồng chiêng hoàn chỉnh có 12 chiếc, chia đều ra làm 3 bộ (chiêng dàm, chiêng bồng, chiêng tlé), ngoài ý nghĩa âm nhạc còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm. Chiêng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong lao động, sinh hoạt đời thường; trong quyền lực của lang đạo xưa và trong lễ nghi tín ngưỡng phong tục, trong suốt cuộc đời người Mường từ khi sinh ra đến khi về với Mường ma. Chiêng còn là dụng cụ thông tin liên lạc, báo hiệu, phát lệnh khi bản làng có cướp bóc, giặc giã để tập hợp nhân dân cùng đoàn kết bảo vệ sự bình yên.

Cồng chiêng gắn bó với người Mường không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc mà có vai trò lớn trong lao động, sản xuất. Trong khi trống đồng là loại vật linh được coi là quyền sở hữu của tầng lớp lang đạo lớn xưa thì cồng chiêng chiếm lĩnh, lan tỏa trong không gian rộng lớn, in sâu, hòa đậm trong mỗi bản làng, gia đình một cách dung dị.

Người Mường có tới 24 lễ hội có sử dụng cồng chiêng như: lễ mừng nhà mới, thành hôn, khai hạ... Nếu cồng chiêng Tây Nguyên người đánh chủ yếu là nam giới thì với người Mường là nữ giới. Nhiều tài liệu ghi lại, trước đây, người Mường đã sử dụng tới trên 1.000 cô gái với phương thức hòa tấu, trình diễn trên 1.000 chiếc chiêng. Âm nhạc nền nếp, sôi động, giai điệu hòa thanh chuẩn mực, động tác, đội hình chuyển động thướt tha, giàu mỹ cảm.

Ngày nay, với phương thức trình diễn linh hoạt, cởi mở, từ dàn chiêng nhỏ tới dàn chiêng hoành tráng hàng ngàn chiếc phối hợp với nhiều hình thức khác tạo nên nền âm nhạc, không gian văn hóa cồng chiêng đương đại.

Tổng Kết

Dân tộc Mường là một thành tố trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam. Người Mường có quan hệ gần gũi với người Kinh, người Thái, người Dao…có thể khẳng định dân tộc Mường là chủ nhân sớm của nền văn hóa bản địa thông qua các di chỉ của nền văn minh hậu kỳ đồ đá nằm rải rác, tập trung ở vùng đất cư trú của người Mường. Địa bàn cư trú của người Mường chủ yếu ở dọc theo các thung lũng hẹp, dọc các triền sông, suối, các đồi núi.. Từ địa bàn cư trú tạo nên cơ cấu kinh tế đậm nét bản địa miền núi, tạo nên một cộng đồng Mường khép kín, mang những nét văn hoá riêng biệt, độc đáo, nhiều yếu tố tâm linh huyền thoại. Người Mường có kho tàng dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về loại hình, hàm xúc về nội dung, có giá trị cao về nghệ thuật; trong đó văn hoá nhà sàn, hoa văn Mường, văn hoá Cồng Chiêng…là những di sản vô cùng quý giá được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành những dấu ấn nhân văn đậm nét. Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, việc gìn giữ và bảo tồn nền văn hoá Hoà Bình là công việc quan trọng, nghiêm túc, việc bảo tồn văn hoá Mường truyền thống phải bao gồm văn hoá Làng truyền thống, các lễ hội truyền thống, văn hoá nhà sàn, trang phục, Cồng Chiêng,…để công tác bảo tồn và phát triển nền văn hoá Hoà Bình thực sự có hiệu quả, phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa của nhà nước, để nền văn hoá Hoà Bình rực rỡ mãi tồn tại và góp phần làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1.Giáo trình Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tác giả Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo dục, xuất bản năm 1997.

2. Tìm hiểu văn hoá ẩm thực dân gian Mường Hoà Bình. Tác giả Bùi Chỉ, Nxb Văn hoá Thông tin, xuất bản năm 2003.

3.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%C6%B0%E1%BB %9Dng

4.http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx? siteid=1&sitepageid=310&articleid=776

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 103 - 106)