Đặc trưng tín ngưỡng

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 89 - 94)

2. 1.3 Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc

3.1.1 Đặc trưng tín ngưỡng

Với người Mường đa số cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Mường.

Người Mường có hệ thống tín ngưỡng dân gian rất phong phú lấn át cả những tôn giáo lớn có trong tâm thức của người Việt nói chung. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Mường:

* Quan niệm về vũ trụ 3 tầng 4 thế giới

Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K’lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời (Xã hội

Mường cổ truyền không có vua, nhưng vì nhiều lý do lịch sử nên khái niệm vua rất quen thuộc với người Mường). Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế

giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.

Hệ thống vũ trụ “ ba tầng – bốn thế giới” của người Mường lấy Mường Pưa, thế giới của người sống làm trung tâm: mọi đường đi đều xuất phát từ đây, mọi thế giới đều quy tụ về đây. Tuy nhiên ở trong không gian hữu hạn cả, mỗi thế giới lại có một bản chất riêng, do đó sự thông thương giữa các thế giới bị hạn chế. Mường Pưa là thế giới tự nhiên, là “cõi sống” của người Mường. Mường Pưa Tín, vốn thông thương với Mường Pưa, cũng là thế giới tự nhiên nhưng thấp kém hơn. Mường Trời là thế giới siêu nhiên hoàn chính nhất: thời gian ở đây vô tận. Mường Vua Khú, mang nặng tính chất cổ tích hơn tôn giáo, cũng là một thứ thế giới siêu nhiên”.

Theo quan niệm của người Mường, người sống có nhiều vía, số lượng vía ấy của đàn ông và đàn bà không khác nhau và được phân bố không đồng đều trên cơ thể người. Sau khi qua đời, con người chết đi về mặt thể xác nhưng vẫn còn linh hồn. Linh hồn ấy một bộ phận sẽ trú ngụ ở trên trời, bộ phận khác sẽ “ gắn liền với xác chết tiếp tục một cuộc sống trong bóng tối đòi hỏi về ghen tị, ở gần xác chết, ở bên trong và ở xung quanh chiếc quan tài, rồi ở trong và xung quanh ngôi mộ

* Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Thành hoàng, được coi là vị thần bảo trợ chung cho cả bản mường, là những nhân vật được thần thánh hóa hoặc những người có công khai sinh lập đất, xây dựng bản mường. Thành hoàng mường có thể là một hay nhiều vị, được thờ tại quán, miếu hay đình.

- Thánh Tản Viên là một nhân vật nổi tiếng được thờ khắp vùng người Mường, các thành hoàng cụ thể ở từng nơi đều có lý lịch phong phú và đa dạng.

- Bà chúa Thác Bờ: bà tên thật là Đinh Thị Vân, con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân Mường đánh đuổi quân xâm lược. Sau, bà được giao cho cai quản vùng đất Mường Hòa Bình. Bà giúp dân ổn định cuộc sống, dạy dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh bắt cá.

- Ông Quách Đốc được dân Mường Vang thuộc xã Cộng Hòa, Lạc Sơn thờ tụng , ông tự xưng là Vua Dù đất Mường Vang nên bị triều đình tức giận tìm cách lừa lên kinh thành và chặt đầu. Ông ôm đầu chạy về đất Mường Vang mới tắt thở. Vì thế dân lập đền thờ ông.

Người Mường Chiềng, Mường Tôm (Tân Lập, Lạc Sơn) lại thờ một cái đầu lâu không rõ tung tích, trôi theo dòng suối lũ, trẻ chăn trâu nhặt được đặt lên gò thờ. Bọn trẻ thách đố nhau, một bên cầu khấn và ứng nghiệm mà thắng. Sau đó nhà lang biết chuyện bèn lập miếu thờ ở đầm Đụn, trung tâm cả vùng của bản mường

- Ả Đắng (thần đánh dơi) được người Mường Tre (Văn Nghĩa, Lạc Sơn) thờ , là con gái nhà lang đi vào hang Đắng bắt dơi, chẳng may bị kẹt trong hốc đá rồi chết.Do nàng rất thiêng nên dân lập miếu thờ.

- Hai vị thần Trương Hống - Trương Hát :Hai anh em Đại tướng quân Trương Hống - Trương Hát quê ở Vân Mẫu, huyện Quế Dương, sau đổi thành huyện Võ Giàng, quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Các ngài đều là võ tướng, chí dũng song toàn, phò Triệu Việt Vương (Quang Phục) đánh thắng quân Lương vào năm Canh Ngọ (550), giải phóng đất nước Vạn Xuân khỏi ách áp bức của ngoại xâm phương Bắc. Do công cao đức trọng mà anh em ngài được nhiều triều đại tặng phong mỹ tự: “Đại vương thượng đẳng thần”. 372 làng ven sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Thương đều có đình - đền thờ . Riêng các làng bên sông Cầu kể từ thượng nguồn Đu Đuổm (Thái Nguyên) xuống hạ lưu Lục Đầu (giáp giới giữa huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh và huyện Chí Linh – Hải Dương), đều tôn thờ “Thánh Tam Giang” làm Thành hoàng.Một số nơi thờ những vị thần có những điểm tương đồng như vết tích của người Kinh và hai vị thần Trương Hống và Trương Hát được người dân ở Đền Vó Xăm (Yên Trị, Yên Thủy) thờ tụng. Điều đó chứng tỏ sự gần gũi giữa người Mường và người Việt.

* Tín ngưỡng vạn vật hữu linh

- Quan niệm vạn vật hữu linh là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Mường nói chung và người dân Mường Bi nói riêng

- Người Mường Hòa Bình ngoài tục thờ thổ công, thổ địa và thành hoàng làng... còn có tín ngưỡng đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm xưa của họ, thần linh có thể là bất cứ thứ gì xung quanh cuộc sống hàng ngày như: mưa, gió, sấm, chớp, dòng sông ngọn suối, cây rừng đá núi... Điều này cho thấy đời sống tâm linh của người Mường gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lý tự nhiên và đời sống xã hội mà họ sinh sống.

- Ngoài ra,cũng để giải thích cho nguồn gốc dân tộc mình thì người Mường còn lưu giữ và kể cho nhau nghe về sự xuất hiện của dân tộc mình dưới dạng những áng mo và “Đẻ đất đẻ nước” là tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn tâm thức của người Mường cả về quan niệm trong tín ngưỡng :

=>Thờ đá -> thờ cây(cây si , cây mía , cây lúa…)-> thờ quả(bí đỏ..)->thờ vật kiêng kị (hươu, nai, cóc , chó , rùa..)

* Tín ngưỡng thờ đá:

- Người Mường thường thờ những hòn đá có hình thù kỳ lạ, liên tưởng đó là các vị thần, thánh đã giúp con người chinh phục thiên nhiên. Tục thờ đá được thể hiện rõ nét nhất ở trong lễ mừng nhà mới với các ông đầu rau (hòn nục chủ và hai hòn nục treo), thờ các vị chư thần thổ địa tại chùa Khánh (Cao Phong).

- Người Mường Tre (Văn Nghĩa, Lạc Sơn) thờ thần đá (bụt mọc). Khi khơi dòng lấy nước làm ruộng gặp phải hòn đá chắn dòng, dân bẩy đi chỗ khác để nước tiêu thông, hôm sau đá lại về chỗ cũ. Lại tiếp tục đẩy xa hơn nữa nhưng đá vẫn trở lại chỗ cũ. Dân lấy làm lạ bèn xem thấy đá giống hình người bèn mang về thờ. Từ đó dân làm ăn được, mưa thuận gió hòa nên họ lập miếu thờ thần đá.

* Tín ngưỡng thờ quả

Các loại quả có vị trí quan trọng khi con người còn tồn tại trong hình thái kinh tế săn bắt, hái lượm. Vị trí đó đã in dấu sâu đậm vào thế giới tâm linh, tín ngưỡng của người Mường, do đó họ có tục thờ quả. Họ đã chọn bầu, bí làm những linh vật để thờ cúng, như trong lễ mừng nhà mới, quả bí trắng để ông mo làm vật tế lễ tổ tiên.

- Cho rằng có những loài cây có tính linh thiêng, là nơi trú ngụ của các lực lượng siêu nhiên, người Mường coi việc thờ cây có ý nghĩa quan trọng. Các loại cây được tôn làm vật thiêng và thờ cúng là si, chu đồng, đa, gạo... Các loại cây này xuất hiện rất sớm trong các tác phẩm văn học dân gian Mường, điển hình như mo “ Đẻ đất, đẻ nước”, người Mường thường kể : “Sau khi trời hạn, mưa xuống, trong vũ trụ mọc ra một cây si um tùm. Những con sâu hóc sâu hà đục cây làm cho cây si bị ngã. Mỗi cành si rơi xuống tạo ra một mường, có 1919 cành sinh ra 1919 mường. Cũng từ cây si sinh ra mụ Dạ Dần, mụ sinh ra 2 con kết duyên với 2 nàng tiên đẻ ra 10 con, con út là trống chim Tùng, mái chim Tót, đẻ ra trứng chiếng, trứng nở thành người” . Có những câu thơ như :“Đừng quên nơi đẻ si , đẻ Mường , đẻ nước ,đẻ lửa , đẻ nhà…Nơi quê cha đất tổ”

=>Họ coi cây si như vật tổ , tổ tiên của họ ,vì vậy trong tâm thức của họ cây si rất linh thiêng giống như cây đa của người Việt vậy

- Bài mo cũng thường xuyên xuất hiện trong các lễ thức quan trọng của vòng đời người như lễ làm mụ kéo si để cầu mong cho người già sống lâu trăm tuổi.

- Người Mường còn có tục thờ mía trong các lễ nạ mụ (giả mặt người giữ vía), lễ tế nhà xe trong các đám tang cổ truyền hay trở thành lễ vật trong đám cưới truyền thống.

- Trong các ngày lễ mừng cơm mới, người Mường có tục thờ lúa nương. Họ quan niệm rằng cây lúa cũng có linh hồn, nếu chăm chỉ cầu khấn, lúa mẹ sẽ gọi vía các lúa con về sinh sôi nảy nở, giúp cho cuộc sống của dân mường thêm no đủ. * Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác)

Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường. Tại xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc xưa có tục thờ thần mưa (ma khú). Hàng năm cứ vào dịp cấy lúa hoặc khi thời tiết không thuận lợi, người dân lại tổ chức lễ cúng cầu mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy, canh tác được thuận lợi.

*Tín ngưỡng thờ động vật:

- Người Mường cho rằng thú rừng như hổ, báo, hươu, nai... đều là những con vật linh thiêng, vừa là nguồn thức ăn quý giá, vừa là vật tế lễ, chứa đựng những sức

mạnh siêu hình, nếu con người thờ cúng chúng sẽ tránh được tai họa khi đi rừng và được tiếp thêm sức mạnh. Ngoài động vật trong rừng, các vật nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, gà... đều được cho là những con vật có linh hồn. Các bài mo trong đám tang cổ truyền có những đoạn kể tạ ơn các con vật đã gắn bó thân thiết với con người.

- Bên cạnh đó, người Mường còn thờ cả cóc (chàng hạc) là loài đã có công gọi mưa và đem lại sự sinh sôi nảy nở cho dân Mường... Hình tượng cóc đã được đúc trên mặt các trống đồng ở Hòa Bình còn được lưu giữ đến nay.

- Trong các đám tang còn thấy xuất hiện các hình tượng cờ con cá (đại diện cho động vật dưới nước), cờ con hươu (đại diện cho động vật trên cạn) để dẫn đường cho linh hồn người chết về với Mường trời.

* Tín ngưỡng thờ vật kiêng:

Trong cộng đồng người Mường, tùy theo từng vùng hoặc từng dòng họ, có tục thờ các vật kiêng kỵ. Chẳng hạn người Mường ở Mường Bi, Tân Lạc kiêng đốn củi phi (si) vì cho rằng cây phi đã cứu cụ tổ Mường Bi trong nạn hồng thủy... Một dòng họ quan lang tại xóm Bắp, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn hay xóm Kem, xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc không ăn thịt chó vì theo truyền thuyết, bà cụ tổ của dòng họ nhờ bú sữa chó nên mới tồn tại và gây dựng được sự nghiệp. Hay các vùng mường ở tỉnh Hòa Bình đều kiêng ăn thịt rùa vì quan niệm con rùa có ơn với tộc người, đã chỉ cách làm nhà sàn, mách cho con người biết vua trời xử kiện

=> Các hình thức tín ngưỡng của người Mường mang tính dân gian thể hiện dấu ấn của totem giáo , có sự gần gũi với người Việt . Dù bao gồm nhiều hình thái tách rời nhau , nhiều khi không có mối liên hệ với nhau , chưa thành một hệ thống nhưng bằng sự phong phú các hình thức thờ tụng thì có thể tháy rằng tín ngưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cộng đồng của người Mường

Một phần của tài liệu đặc trưng văn hoá tộc người mường (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w