Thực trạng chiến lược Marketing của công ty Cổ Phần Thương mại và Xuất

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu chiến lược Marketing của Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan (Trang 55 - 57)

Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan

Thị trường mục tiêu của công ty chủ yếu là các đại lý bán buôn bán lẻ hàng tạp hóa, các chợ đầu mối và các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê trên địa bàn quận Hà Đông – Hà Nội và các khu vực lân cận. Các khách hàng này luôn quan tâm đến giá cả hàng hóa và mức triết khấu.

Ở phân khúc này gồm các khách hàng tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của công ty. Để phát triển phân khúc thị trường này thì Hoàng Lan cần quan tâm một số yếu tố như:

Tổ chức kênh bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp với phân khúc này vì với khách hàng này số lượng tương đối lớn, nhu cầu nhiều và rất khó tính trong việc chọn lựa nhà cung cấp, sản phẩm.

Lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao hơn và duy trì ở mức ổn định, các chỉ tiêu của sản phẩm cung cấp phải đạt tiêu chuẩn ổn định, đây quan trọng nhất trong quyết định chọn sản phẩm của nhóm khách hàng này.

Nhà cung cấp: Công ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan là

chi nhánh ngoài bắc của tổng Công ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy đây cũng là một nguồn cung ứng chủ yếu các sản phẩm chủ lực của công ty. Ngoài ra vì là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân nên công ty còn cộng tác trực tiếp với các công ty, các nhà máy sản xuất trực tiếp các sản phẩm đó.

Đối thủ cạnh tranh: Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh. Có thể cho phép đề ra các đối sách trước mắt cũng như những chiến lược cạnh tranh lâu dài một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Công ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan xác định đối thủ cạnh tranh của công ty cùng ngành trên phạm vi thành phố Hà Nội. Vì thế, công ty thường xuyên cập nhật thông tin của đối thủ cạnh tranh để có thể đề ra các biện pháp đối phó hợp lý, đồng thời giúp công ty tránh được những rủi ro. Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty như:

•Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ An Châu

Điểm mạnh: đội ngũ nhân viên được tuyển chọn lỹ lưỡng, nhiều kinh nghiệm. Điểm yếu: cũng giống như hầu hết các công ty Thương mại Dịch vụ đều chưa có tổ chức phòng marketing hoạt động rõ ràng.

•Công ty Cổ phần Thương mại và phân phối Dũng Anh

Điểm mạnh: ra đời từ rất sớm, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, có nguồn cung ứng sản phẩm dồi dào, đảm bảo chất lượng tốt.

Điểm yếu: giá bán sản phẩm cao.

•Công ty TNHH một thành viên Tấn Minh

Điểm mạnh: chuyên xuất nhập khẩu và phân phối về gạo nên giá cả luôn mềm hơn so với thị trường.

Điểm yếu: chưa có phòng marketing chuyên trách hoạt động riêng biệt.

Tuy nhiên nếu xét trên một khía cạnh khác thì đây cũng là các công ty đối tác, cung cấp các sản phẩm qua lại cho công ty. Ngoài các công ty nêu trên thì còn khá nhiều các công ty khác cũng là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công ty đòi hỏi công ty phải có những chiến lược marketing hợp lý để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay.

Công chúng: Giới truyền thông là giới công chúng hỗ trợ công ty trong việc đưa hình ảnh của công ty ra bên ngoài công chúng như: báo chí, các trang web mua bán (www.muaban.net, www.webmuaban.com, www.123mua.com), quảng cáo…

Chính quyền địa phương: công ty đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương và thành phố. Môi trường này tạo ra cho công ty đáp ứng đặc biệt: sự tín nhiệm, ủng hộ, những thiện chí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu chiến lược Marketing của Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Hoàng Lan (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w