3.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mực độ biến động của các chỉ tiêu. Đối với đề tài, phương pháp này sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, mức độ phấn đấu, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
3.2.2.2 Phân tích Swot
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các điểm mạnh (Strenght – S), điểm yếu (Weakness – W), cơ hội (Opportunity – O) và nguy cơ (Threat – T) để hình thành 4 loại chiến lược:
- Chiến lược SO: sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai thác các cơ hội của môi trường bên ngoài.
- Chiến lược WO: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong.
- Chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
- Chiến lược WT: đây chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm những điểm yếu bên trong và những mối đe dọa bên ngoài.
Bảng 3.3: Mô phân tích SWOT
SWOT CƠ HỘI (OS) THÁCH THỨC (TS)
ĐIỂM MẠNH ( SS)
Kết hợp SO
Phát huy điểm mạnh + cơ hội
Kết hợp ST
Tận dụng thế mạnh vượt qua nguy cơ.
ĐIỂM YẾU ( WS)
Kết hợp WT
Hạn chế điểm yếu tận dụng cơ hội vượt qua.
Kết hợp TW
Hạn chế điểm yếu để tránh đe dọa.
Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá về tồn tại và điểm yếu kém trong mô hình chiến lược Marketing của công ty, đồng thời đưa ra chiến lược định hướng marketing phù hợp cho công ty trong thời gian tới.