Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở rau, người thường ăn sống tại huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa và biện pháp phòng chống (Trang 49 - 52)

- Cân tiểu li Bình nhựa

3.2.1.Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm trứng và ấu trùng giun, sán trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu

Qua bảng 3.4 cho thấy:

Rau sống ở huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao 86,72%. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo báo cáo của đinh Thị Thanh Mai (2011) khi nghiên cứu 758 mẫu rau ở Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 90,76%. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng (2007) khi khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên ựịa bàn thành phố Hồ Chắ Minh, tỷ lệ nhiễm chung là 94,4%. Cùng ựịa ựiểm và thời gian trên nhưng khi khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại 13 chợ thì Lê Thị Ngọc Kim và cộng sự

Nơi sản xuất n = 192 Nơi tiêu thụ n = 192 Tắnh chung n = 384 Vùng nghiên cứu Loại rau n = 24 Số mẫu ( +) Tỷ lệ (%) Số mẫu ( +) Tỷ lệ ( %) Số mẫu ( +) Tỷ lệ (%) Xà lách 23 95,83 21 87,50 44 91,67 Mùi ta 24 100,00 22 91,67 46 95,83 Mùi tàu 23 95,83 20 83,33 43 89,58 Húng lũi 24 100,00 21 87,50 45 93,75 Diếp cá 23 95,83 20 83,33 43 89,58 Rau muống 21 87,50 18 75,00 39 81,25 Rau ngổ 15 62,50 17 70,83 32 66,67 Cải xoong 21 87,50 20 83,33 41 85,42 Tổng 182 94,79 159 82,81 333 86,72

Trường đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 39

(2007) cho biết tỷ lệ nhiễm chung là 97,1%. Nguyễn đức Ngân (2000) ựã tiến hành xét nghiệm 432 mẫu rau xanh của 6 loại rau (rau mùi, rau xà lách, rau cải xanh, rau cải thìa, rau cải bao, rau cải cúc), tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng từ 58,33 - 95,83% tùy loại. đinh Thị Thanh Mai (2006) nghiên cứu 1260 mẫu rau xanh của 2 loại rau sạch và chưa sạch với 7 loại: rau mùi, ra xà lách, rau cải canh, rau cải thìa, rau cải bao, rau cải cúc, rau muống nhiễm ký sinh trùng từ 46,6% - 83,3% (tùy từng loại rau). Nguyễn Khắc Lực, Lê Trần Anh và cộng sự, nghiên cứu năm 2009 tại 8 xã thuộc 4 huyện của Hà Nội với 674 mẫu rau quả, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng 83,53% (có 86,50% mẫu rau; 59,46% mẫu quả). Hương Huế và cộng sự nghiên cứu 300 mẫu rau từ chợ Phúc Yên, Vĩnh Yên từ năm 2008 ựến năm 2009, tỷ lệ nhiễm trứng giun sán 79,3%. Kết quả của d Olivera và cộng sự (1992) tỷ lệ nhiễm ở rau 90% cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả của chúng tôi cao hơn của Lê Thanh Phương, Nguyễn Văn đề và cộng sự (2008), nghiên cứu 660 mẫu gồm các loại rau muống, cải xanh, rau cần, rau ngổ, cải xoong, rau diếp tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tương tỉnh Nam định, tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở Thành phố và nông thôn tương ứng: tỷ lệ chung 8,2%, trong ựó tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ựường ruột ở thành phố là 9,2% và 10% ở nông thôn. So sánh với kết quả của một số tác giả nước ngoài: N.Gupta và cộng sự tại Titagarh của Ấn độ (2009), qua xét nghiệm 172 mẫu rau ựược trồng ở vùng nước thải (gồm rau diếp, rau cải, cần tây, rau bina, rau mùi tây) tỷ lệ nhiễm trứng giun ựường ruột ở rau salat là 44,2%. Theo kết quả nghiên cứu của A. Daryani và cộng sự khảo sát rau xanh tại vùng Ardabil ở Iran (2008), 50% rau ở chợ và 71% rau thu hồi tại vườn ựa nhiễm ký sinh trùng, thấp hơn kết quả của tôi. So sánh với kết quả của Esma Koran (2003), nghiên cứu 609 mẫu rau ăn salat ựược mua tại các chợ bán buôn vào mùa hè (gồm 203 mẫu chưa rửa và 409 mẫu ựã rửa sạch: rau diếp, rau cải ựỏ,

Trường đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 40

hành tươi, cà rốt, cà chua, mùi tây, cải lông và hồ tiêu) tại vùng Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ tỷ lệ nhiễm chung 5,9%, tỷ lệ nhiễm trứng sán dây là 3,5% thấp hơn nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

So sánh giữa 2 vùng nghiên cứu: rau sống ở nơi sản xuất nhiễm mầm bệnh KST với tỷ lệ là 94,79%; rau sống thu thập tại các chợ nhiễm mầm bệnh KST với tỷ lệ 82,81%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; kết quả phù hợp với của đinh Thị Thanh Mai (2011) tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ở nơi sản xuất và nơi tiêu thụ lần lượt là 97,14% và 84,18%. Tác giả Amal Khalifa và cộng sự nghiên cứu các loại rau salat bán tại chợ bán buôn bán lẻ ở thành phố Tripoli - Lybya (2009) cho thấy 126 mẫu salat mua tại chợ, tỷ lệ nhiễm chung là 58%, thấp hơn kết quả của chúng tôi.

Xét trên từng loại rau, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất ở rau mùi ta 95,83% tiếp theo là rau húng lũi 93,75%; ở nơi sản xuất 2 loại rau này ựều nhiễm với tỷ lệ 100%, rau xà lách cũng nhiễm với tỷ lệ rất cao là 91,67%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả: đinh Thị Thanh Mai và cộng sự (2009) nghiên cứu 375 mẫu rau tại Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau mùi và rau xà lách cao nhất 96%. Cũng theo tác giả này năm 2005 nghiên cứu 1260 mẫu rau tại Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm trứng giun ở rau chưa sạch cao nhất ở rau mùi và rau xà lách tương ứng là 83,3% và 70%. đến năm 2011 nghiên cứu tại Hà Nội và Hải Phòng tác giả này cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau mùi ta, xà lách và húng quế lần lượt là 98,36%; 95,23% và 92,06%. Tác giả Lê Thị Ngọc Kim và cộng sự (2007) cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau xà lách là 92,3%. Năm 2007 tác giả Trần Thị Hồng khảo sát rau bán tại siêu thị ở thành phố Hồ Chắ Minh cũng cho kết quả tương tự trên rau xà lách. Nguyễn đức Ngân và công sự năm 2000 ựã tiến hành xét nghiệm 432 mẫu rau xanh gồm 6 loại: rau mùi, rau xà lách, rau cải canh, cải thìa, cải bao, cải cúc tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất trên rau mùi và rau xà lách lần lượt là 87,5% và 95,83%. Giải thắch ựiều này, chúng tôi cho rằng ựây

Trường đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 41

là những loại rau bám thấp sát mặt ựất, tiếp xúc nhiều với phân vì vậy các mầm bệnh giun sán dễ dàng bám vào thân và lá rau.

Tỷ lệ nhiễm thấp nhất là ở rau ngổ 66,67% ựặc biệt là ở nơi sản xuất chỉ có 62,5% mẫu nhiễm, kết quả này thấp hơn nhiều so với 93,94% rau ngổ nhiễm ký sinh trùng theo báo cáo của đinh Thị Thanh Mai (2011), có thể do chúng tôi chỉ khảo sát các mầm bệnh giun sán nên tỷ lệ này ở rau ngổ thấp hơn các loại rau cạn. Loại rau nhiễm ký sinh trùng thấp thứ hai là rau muống với tỷ lệ chung là 81,25%, tỷ lệ nhiễm trên rau muống mua từ các chợ chỉ 75%. Chúng tôi cho rằng các mẫu rau muống chẻ ở chợ hầu như chỉ có cọng rau nên tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng không cao. Nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan khi ăn sống các loại rau này.

Tóm lại rau sống ở Triệu sơn nhiễm KST với tỷ lệ cao, chúng tôi giải thắch ựiều này là do ở ựịa phương vẫn còn tình trạng người dân dùng phân tươi: phân chuồng thậm chắ là phân bắc ựể bón rau. Như vậy người trồng rau ở Triệu Sơn nên dùng các loại phân hoai mục ựể bón rau, người tiêu dùng ựịa phương nên xử lý rau cẩn thận trước khi ăn sống ựể giảm thiểu nguy cơ nhiễm các loại mầm bệnh KST lẫn trong rau.

Qua nghiên cứu của các tác giả ở trong nước cho thấy rau nhiễm KST với tỷ lệ cao là nguy cơ gây ảnh hưởng lớn ựến sức khỏe cộng ựồng người dân Việt Nam. đòi hỏi phải có những biện pháp thắch hợp ựể làm giảm ô nhiễm, bảo vệ người dân.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở rau, người thường ăn sống tại huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa và biện pháp phòng chống (Trang 49 - 52)