Liên minh châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 55 - 57)

1. Sự tiến triển của Châu Âu đến việc thống nhất

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế-xã hội trên hầu khắp châu Âu. Việc tái thiết châu Âu đã trở thành yêu cầu cấp bách và kế hoạch Marshall nhằm tái thiết châu Âu do Mỹ tài trợ đã được khởi xướng.

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) gồm 16 nước đã được thành lập năm 1948 với sự khuyến khích của Mỹ nhằm ổn định tiền tệ và các quan hệ mậu dịch, kết hợp sức mạnh của các nền kinh tế.

Tuy nhiên, do OEEC không đủ mạnh để tạo việc tăng trưởng kinh tế cần thiết nên các lĩnh vực hợp tác khác nữa đã được Pháp khởi xướng để phát triển một thị trường chung nhằm:

- Xoá bỏ mọi hạn chế đối với việc chuyển dịch tự do các sản phẩm, vốn và lao động. - Thực hiện hài hoà các chính sách kinh tế khác nhau giữa các nước.

- Thiết lập biểu thuế chung đối với các nước bên ngoài, không phải là thành viên. Kết quả là việc sáng lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu(EEC) thông qua hiệp ước Roma vào ngày 25-3-1957, bao gồm 6 nước thành viên: Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Pháp và Ý. Sau này, kết nạp thêm 6 nước nữa: Đan Mạch (1961), Anh (1971), Ireland (1972), Tây Ban Nha (1977), và Hy Lạp (1981); và ngày 1-1-1995 kết nạp thêm 3 nước: Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển. Ngày 1-1-1994, EEC đã được đổi tên thành EU (Liên minh Châu Âu) có 15 nước thành viên với dân số 275 triệu, tổng sản phẩm nội địa (GDP): 7.000 tỷ USD và GDP/ người là 18.660 USD.

2. Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu EFTA (European Free Trade Area)

EFTA chống lại chủ trương hợp nhất toàn bộ của EEC, nên đã tán thành khu mậu dịch tự do nhằm bãi bỏ các hạn chế đối với luông lưu thông các sản phẩm công nghệ giữa các nước thành viên và cho phép mỗi nước duy trì cả cơ cấu thuế suất đối với bên ngoài của riêng họ; giúp tạo ra các lợi ích đối với việc mua bán tự do giữa các nước thành viên, nhưng cho phép mỗi nước theo đuổi mục đích kinh tế riêng của họ đối với các nước bên ngoài. Hình thức này đặc biệt có lợi cho Anh vì đang có các mối quan hệ mậu dịch phát triển tốt đối với các nước trong khối thịnh vượng chung (Commonwealth) và theo Anh, việc thiết lập thuế suất chung đối với các nước bên ngoài sẽ tạo nên việc cộng tác quá chặt chẽ, có thể gây hại đến chủ quyền của mỗi nước thành viên. Hội nghị Stockhom vào tháng 5-1960 đã thiết lập tổ chức

mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) gồm 07 nước: Áo, Đan Mạch, Nauy, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Anh. Ngày 1-3-1970, Irelend chính thức tham gia và Phần Lan là một hội viên không chính thức.

3. Các nỗ lực khởi đầu của EEC

- Cộng đồng thép và than Châu Âu được lập năm 1951 để sản xuất thép và than của 6 nước thành viên ban đầu của EEC. Năm 1957, cộng đồng năng lượng hạt nhân châu Âu được thành lập với nhiệm vụ chính của EEC là lập thị trường chung. Từ 1967, ba cộng đồng trên được giám sát do cùng một uỷ ban và ngày càng được biết đến với cái tên gọi Cộng đồng Châu Âu (EC).

- Đầu tiên, EEC chú trọng đến 3 hoạt động: chuyển dịch tự do các sản phẩm nhờ việc bãi bỏ các hàng rào thuế quan- chuyển dịch tự do đối với con người, vốn và dịch vụ và việc tạo lập chính sách giá trị vận tải chung.

4. Cơ cấu tổ chức

Then chốt trong thành công của EEC là sự tạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi của cả khối và của từng quốc gia thành viên do được giám xét và phán quyết của 4 cơ quan chính: Uỷ hội châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện và toà án châu Âu.

5. Ảnh hưởng của EU đối với bên trong và ngoài khối Đối với bên trong khối

- E ngại về bành trướng nạn quan liêu, tập trung hoá….

- Khả năng chấp nhận đối với các thay đổi hành chính như việc dung hoà đối với thuế VAT: người tiêu thụ tại nước có mức thuế cao có thể hoan nghênh việc giảm bớt mức trung bình của VAT; nhưng các người sống tại nước có mức thuế thấp sẽ phản ứng ngược lại.

- Hệ quả tiềm ẩn đối với nạn thất nghiệp.

- Đặc biệt Bắc Âu lo ngại việc di chuyển vốn tự do sẽ khiến các công ty tìm đến các nơi có chi phí thấp hơn như tại Nam Âu.

- Khả năng đào thải các công ty vừa và nhỏ: một là cạnh tranh, biên giới được mở rộng tạo khả năng bành trướng của các công ty hớn hoạt động có hiệu quả hơn vì tận dụng được lợi thế về hệ thống phân phối tốt hơn; thứ hai là làn sóng hợp nhất và thôn tính các công ty sẽ xảy ra khi các công ty quyết tâm khuyếch trương nhằm cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và Nhật tại Châu Âu.

Đối với các nước bên ngoài

Các nước sẽ ngại “Pháo đài Châu Âu” vì các luật Châu Âu sẽ bênh vực quyền lợi cho các công ty của họ và ngoại trừ các đối thủ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật. Vì lo ngại, các công ty nước ngoài đã đề ra và thực hiện các chiến lược nhằm giữ chỗ tại Châu Âu như Nhật...

Đặc biệt khu đồng EURO chính thức lưu hành sẽ có những tác động nhất định đến các nước trong khối. Lợi ích mà đồng EURO mang lại cho EU là rất lớn, về căn bản là 3 lợi ích kinh tế:

Một là, điều kiện mua và bán hàng hoá, dịch vụ trong EU sẽ dễ dàng hơn, giúp các

giao dịch thương mại nội khối tăng nhanh hơn. Các công ty trong khối sẽ phải cơ cấu lại, trong đó, xu hướng sát nhập quy mô lớn sẽ diễn ra mạnh hơn. Đây cũng là bước khởi đầu cho cuộc cách mạng về năng suất lao động, tiền đề tăng cường cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới.

Hai là, sự bùng nổ của thị trường vốn châu Âu sẽ tạo điều kiện đầu tư trên quy mô lớn. Trước mắt sự xuất hiện của đồng EURO tạo nên thị trường trái phiếu Liên chính phủ với tổng trị giá trên 1900 tỷ USD. Ngoịa ra nhờ loại bỏ được chi phí giao dịch ngoại hối, sẽ tiết kiệm cho EU mỗi năm 65 tỷ USD, tạo điều kiện làm giảm lãi suất triền tệ.

Ba là, đồng EURO sẽ trở thành phương tiện dự trữ và giao dịch thương mại thế giới, giúp cho vị thế của các nước EU sẽ được nang cao trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)