1. Bối cảnh ra đời
Ngày l/7/1944, đại biểu của 44 nước liên minh chống nước Đức-Hitler, đã nhóm họp, thảo luận và thương lượng nhằm đưa ra một hiệp ước quốc tế đa phương có vai trò lịch sử to lớn. Đó chính là hiệp ước về qui định tổ chức tiền tệ quốc tế của thế giới hậu chiến và là cơ sở để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 5/1946.
Vào đầu những năm 1940, hai nhà kinh tế nổi tiếng và táo bạo là Hany Dexter White người Mĩ và John Maynard Keynes người Anh đã gần như đồng thời đưa ra dự thảo xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế, với sự giám sát, điều chỉnh thường xuyên của một tổ chức chuyên môn chứ không phải bằng các cuộc đàm phán quốc tế theo từng thời điểm khác nhau. Nhiệm vụ chính của tổ chức này sẽ là cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn trong thời gian một đến hai năm cho các nước có mức thâm hụt ngắn hạn trong cán cân thanh toán quốc tế, qua đó giúp cho các nước đó duy trì sự ổn định trong tỷ giá hối đoái của họ và cuối cùng là sự ổn định trong toàn bộ hệ thống tiền tệ quốc tế.
Tại Hội nghị Bretton Woods, dự thảo Hiệp định về hệ thống tiền tệ quốc tế và việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đại biểu các nước vì sự ra đời của chúng là cực kỳ cần thiết xuất phát từ bối cảnh kinh tế-chính trị giai đoạn đó.
Mặt khác việc thành lập Quĩ tiền tệ quốc tế cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế của xã hội loài người. Quỹ tiền tệ quốc tế là một hình thức hợp tác quốc tế để cùng phối hợp hành động, chung sức để giải quyết những vấn đề nhạy cảm, tinh tế và rất khó khăn những kinh tế-quan hệ tiền tệ. Hợp tác và phân công lao động xã hội là một yêu cầu
tất yếu trong quá trình lao động sản xuất của con người. Khi trình độ sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất mở rộng thì hợp tác và phân công lao động xã hội lại càng phải sâu sắc hơn, ở mức độ cao hơn.
Ở giai đoạn đầu thế kỷ 20, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến giai đoạn cao nhất là tư bản độc quyền nhà nước. Tất cả các nước, các khu vực trên thế giới đã bị cuốn vào vòng xoáy của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và điều không thể tránh khỏi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Như vậy Quỹ tiền tệ quốc tế đã ra đời trong một bối cảnh nhiều thuận lợi cho một hình thức hợp tác kinh tế quốc tế, nó thể hiện một xu thế quốc tế hoá ở mức cao của nền kinh tế thế giới. Sự ra đời của IMF còn là biểu hiện của sự thay đổi lớn trong so sánh sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia với sự nổi lên chiếm vị trí bá chủ kinh tế toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu tổng thể của IMF là:
- Tạo thuận lợi cho thương mại thế giới tăng trưởng cân đối.
- Khuyến khích sự ổn định về tỷ giá hối đoái và thoả thuận trao đổi có hệ thống và khuyến khích cạnh tranh giảm giá tiền tệ.
- Tìm cách loại bỏ giới hạn trao đổi và giới hạn tăng trưởng mậu dịch thế giới.
- Tạo nguồn tài trợ cho các thành viên, trên cơ sở tạm thời và an toàn, cho phép họ điều chỉnh sự mất cân đối mà không làm xấu đi tình hình của quốc gia.
2. Cơ cấu tổ chức của IMF
Cơ cấu tổ chức của IMF được qui định trong các điều khoản hiệp định (Articles of agreement). Văn kiện này có hiệu lực vào khoảng tháng 12-1945. Các điều khoản này qui định tổ chức của Quỹ bao gồm một Hội đồng thống đốc (Board of Governors), một Hội đồng quản trị (Excutive Board), một Tổng giám đốc (Managing Director) và các nhân viên quốc tế. Từ giữa những năm 1970, Hội đồng quản trị có thêm sự trợ giúp của Uỷ ban lâm thời (Interim Committee) của Hội đồng thống đốc về vấn đề hệ thống tiền tệ quốc tế và của Uỷ ban phát triển (Development Commettee) của Hội đồng thống đốc IMF và World Bank về vấn đề chuyển giao nguồn lực cho các nước đang phát triển.
3. Chức năng hoạt động của IMF
Các chức năng chính của IMF bao gồm:
Một là, xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành
viên.
Hai là, cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh
toán.
Ba là, Theo dõi tình hình của hệ thống tiên tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các
nước thành viên.
Cách thức xác định quota cho mỗi thành viên đã có nhiều thay đổi trong suốt thời gian hoạt động vừa qua của IMF. Theo công thức đầu tiên được thoả thuận tại Hội nghị Bretton woods được xem xét lại và người ta đã đưa ra một số công thức khác. Các công thức này được dùng để xác định quota ban đầu cho thành viên mới và xác định mức tăng quota. Các
công thức này vẫn dùng các dữ liệu nói trên, đồng thời dùng cả các phép tính về các khoản thu vãng lai, tài khoản vãng lai và xu hướng tăng thu vãng lai. Vào đầu thập kỷ 80, IMF đã đơn giản hoá các thủ tục tính quota và nâng cao chất lượng các số liệu kinh tế dùng trong công thức tính. GDP đã được dùng thay cho thu nhập quốc dân (national income và các khoản dự trữ chính thức - một thước đo lớn hơn đã được dùng để tính. Khi một nước nộp đơn xin gia nhập IMF, nhân viên IMF sẽ tính một khoản Quota cho nước đó. Sau đó ủy ban về kết nạp thành viên của Hội đồng quản trị sẽ họp để xem xét và quyết định. Trong những năm qua, IMF đã tài trợ cho rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhằm giúp các quốc gia này khôi phục và phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện thực hiện các hoạt động liên kết và hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trong nền kinh tế toàn cầu.