Đầu tư nước ngoài tại Việt nam

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 102 - 188)

1. Những kết quả đạt được

+ Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Quy mô bình quân của một dự án đầu tư ngày càng lớn, trong đó có những dự án có số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, ví dụ: dự án phát triển viễn thông (230tr USD), nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 2 (400tr USD), nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3( 412,8tr USD), dự án trung tâm thương mại Sài Gòn( 542tr USD)…

+ Nhiều công ty hàng đầu thế giới đến đầu tư tại Việt Nam chứng tỏ môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu từ quốc tế.

+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã thâm nhập vào quá trình sản xuất kinh doanh của nước ta. Cụ thể là đầu tư nước ngoài đã góp phần xây dựng một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ công nghệ cao, khai thác tốt hơn lợi thế ở Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, viễn thông, công nghệ thông tin… Điều đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Các dự án FDI đã có những đống góp đáng kể vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động tại Việt Nam.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách chính phủ và duy trì tốc độ tằng trưởng kinh tế ổn định…

Tuy vậy, trong thời gian qua,đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại nhất định cần phải khắc phục.

2. Những mặt tồn tại

+ Còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn làm thua thiệt về lợi ích cả bên nước ngoài và Việt Nam.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự phát triển mất cân đối không đồng bộ giữa các vùng, ngành, địa phương trong cả nước.

+ Tỷ lệ góp vốn trong nhiều dự án liên doanh của bên Việt Nam chỉ xấp xỉ 30% đã gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý, do đó dễ dẫn đến sự thiệt thòi cho bên Việt Nam.

+ Một số hợp đồng liên doanh ở tình trang bất hợp lý như: tiếp nhận công nghệ lạc hậu với giá cao hơn giá thị trường, vai trò của bên Việt Nam bị lấn ép, công nhân bị ngược đãi…

+ Một số văn bản chính sách liên quan đến đầu tư trong quá trình thực hiện vẫn đang còn không ít bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ.

3. Đánh giá tình hình thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam Những kết quả đạt được

- Từ 1993 tới nay, Việt Nam đã kết hợp với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 17 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ và được các nhà tài trợ cam kết cung cấp ODA với giá trị là 42,5 tỉ USD.

- Chính phủ đã ký kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

- Vốn ODA giải ngân (thực hiện) đạt khoảng trên 50% so với tổng vốn ODA cam kết. - Nguồn ODA đã góp phần đáng kể hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện cải cách kinh tế.

- Môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đã từng bước được hoàn thiện với việc ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về cơ chế quản lý và sử dụng ODA, và một số văn bản pháp quy khác quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT). Quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA…

- Vấn đề vốn đối ứng đã được đảm bảo kịp thời gian. Những vấn đề tồn tại

- Vấn đề giải ngân ODA còn chậm, hiệu quả và chất lượng thực hiện các dự án thấp. - Việt Nam còn yếu kém trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi,đánh giá dự án.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang là vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án.

- Thiếu sự nhất quán về mặt thủ tục tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

- Năng lực thực hiện và quản lý các chương trình, dự án ODA của cán bộ Việt Nam từ cấp quản lý vĩ mô đến các Ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế.

4. Những định hướng và biện pháp để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong 5 năm tới mục tiêu đầu tư phát triển của Việt Nam là: tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức canh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ

99 tầng. Tạo điều kiện đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm: hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

Trong đó, định hướng sử dụng nguồn vốn ODA: tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng tài trợ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau: - Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Chủ động hội nhập,đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn.

- Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí ngân sách Nhà nước và không sách nhiễu, tạo thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tọa mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát huy sức mạnh, đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm phải được chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng hạn chế các tiêu cực phát sinh, ...

4.3. KINH DOANH DỊCH VỤ QUỐC TẾ

4.3.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của kinh doanh dịch vụ quốc tế.

1. Khái niệm

Dịch vụ là hình thức lấy lao động sống để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc sống và sản xuất, thông qua phương thức nào đó để nâng cao các hoạt động kinh tế và mức sống con người. Đồng thời dịch vụ cũng là sản phẩm của sức sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của con người đã đạt đến một trình độ nhất định. Nội dung của dịch vụ gồm 3 mặt: 1) Đối tượng của dịch vụ là chỉ các mặt của sản xuất và sinh hoạt. 2) Phương thức dịch vụ rất đa dạng căn cứ vào những đối tượng khác nhau, có phương thức dịch vụ mang tính sản xuất như tiền tệ, vận chuyển, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, máy tính, xử lý số liệu... có dịch vụ mang tính sinh hoạt như du lịch, khách sạn, nhà hàng, mỹ viện...3) Hiệu quả của dịch vụ vừa là để nâng cao tỷ lệ lao động sản xuất, vừa là để nâng cao mức sống con người.

Trong kinh tế học hiện đại, dịch vụ được hiểu là bao gồm những hoạt động của các ngành, các lĩnh vực tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP), trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp, lâm nghiệp và nông nghiệp, ngư nghiệp.

Như vậy có thể hiểu dịch vụ quốc tế là toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia trên các lĩnh vực như vận tải (gồm vận tải đường sắt, hàng không đường biển...), thông tin, bưu điện, và các lĩnh vực hoạt động khác như ngân hàng, tín dụng bảo hiểm tư

vấn...Giữa dịch vụ và sản phẩm có sự khác nhau cơ bản, do đó hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng khác với hoạt động kinh doanh của các nghành sản xuất vật chất (hay kinh doanh sản phẩm). Sự khác nhau đó được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

- Hoạt động của những ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm vật chất. Các sản phẩm này có tính chất cơ, lý, hoá học với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá. Còn hoạt động dịch vụ thì không thể xác định hoặc khó có thể xác định cụ thể bằng tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng các chỉ tiêu chất lượng được lượng hoá cụ thể và rõ ràng. Nói một cách tổng quát là sản phẩm thì dễ đo, dễ đánh giá bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật; còn dịch vụ và buôn bán dịch vụ không thể đo lường bằng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật.

- Hoạt động sản xuất vật chất chế tạo ra sản phẩm vật chất, các sản phẩm này có thể cất trữ dự trữ được hoặc có thể đem bán bằng cách vận chuyển đến các thị trường khác nhau để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng thông qua điều tiết của cung cầu trên thị trường. Còn hoạt động dịch vụ tạo ra “sản phẩm vô hình” và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời (đi liền) với nhau. “Sản phẩm” dịch vụ không thể dự trữ được vì nó là “sản phẩm vô hình”.

- Hoạt động sản xuất ra sản phẩm vật chất có chất lượng cao, tạo ra uy tín cho hãng sản xuất kinh doanh. Khách hàng có thể dựa vào nhãn mác, mẫu mã, ký hiệu sản phẩm của hãng để lựa chọn sản phẩm và không cần biết đến người sản xuất và chủ hãng. Còn “sản phẩm” của hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tiếp xúc, uy tín và sự tương tác qua lại giữa những người làm dịch vụ và những người được phục vụ.

Buôn bán dịch vụ không loại trừ phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện sản phẩm kèm theo và các dịch vụ bổ sung khác. Những kết quả đọng lại ở những người được phục vụ, chủ yếu vẫn là quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng kịp thời các nhu cầu, yêu cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ cho khách hàng.

2. Phân loại các hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế

Trong kinh doanh quốc tế có nhiều loại hình dịch vụ quốc tế khác nhau. Tuỳ thuộc và từng góc độ tiếp cận khác nhau, người ta chia dịch vụ quốc tế thành các hoạt động dịch vụ cụ thể khác nhau.

Theo cách phân loại của liên hợp quốc, các lĩnh vực dịch vụ được phân thành các dịch vụ vận tải (Transportation), các dịch vụ du lịch (Travel); các dịch vụ kinh doanh (Business service)...Ngoại trừ các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ đi lại (dịch vụ thu được do sự di chuyển của dân chúng từ địa điểm này sang địa điểm khác, như đi du lịch, đi công tác...), dịch vụ xây dựng, phần lớn các dịch vụ khác được coi là “không mua bán được” và khi tính đến thương mại của một quốc gia và các nhân tố khác liên quan, như cán cân thanh toán, người ta chỉ tính đến thương mại hàng hoá hữu hình. Các năm trở lại đây, ngày càng nhiều các hàng hoá dịch vụ được xem như “mua bán được”. Các hàng hoá này tham gia vào thương mại quốc tế với số lượng ngày càng tăng và kích thích sự quan tâm của các nhà kinh tế học vĩ mô.

Nhiều dịch vụ trong số các dịch vụ kể trên được phân loại thành “các dịch vụ kinh doanh” (Business services). Các dịch vụ kinh doanh là một nhóm phức tạp các hoạt động, bao gồm: viễn thông, các dịch vụ tài chính, quyền sử dụng các thông tin hay các kiểu dáng thiết kế, các dịch vụ kế toán, xây dựng và cơ khí, quảng cáo, các dịch vụ luật pháp, tư vấn kỹ thuật và quản lý. Cùng với sự bùng nổ của thông tin và sự lan rộng của chính sách tự do hoá thương

101 mại, hiệu lực của các ngành dịch vụ vượt khỏi biên giới của các quốc gia và một số trở nên mang tính toàn cầu. Có thể nói, sự phát triển của các ngành dịch vụ kinh doanh gắn liền với sự phát triển của “kỷ nguyên thông tin”.

Nếu đứng trên góc độ hình thức hoạt động, có thể chia dịch vụ quốc tế thành; dịch vụ xuất, nhập khẩu; dịch vụ đầu tư; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ thanh toán; dịch vụ vận tải; dịch vụ bảo hiểm ; dịch vụ tư vấn...Nếu đứng trên góc độ bản chất của hoạt động dịch vụ, có thể chia dịch vụ quốc tế thành, dịch vụ hoạt động hữu hình (như dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp, dịch vụ du lịch...) và dịch vụ hoạt động vô hình (dịch vụ ngân hàng, dịch vụ pháp luật, kế toán, bảo hiểm...). Nếu đứng dưới góc độ đối tượng nhận dịch vụ trực tiếp, có thể chia dịch vụ hoạt động hữu hình và dịch vụ hoạt động vô hình.

3. Vai trò của dịch vụ quốc tế.

Dịch vụ quốc tế là những hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Nếu chúng ta xem xét nền kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận không thể tách rời trong một chỉnh thể thống nhất, thì mỗi nền kinh tế đó gồm hai bộ phận chủ yếu hợp thành, đó là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ. Với sự biến đổi sâu sắc và phát triển với tốc độ ngày càng cao của nền kinh tế, các dịch vụ đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Số lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và phần tổng sản phẩm quốc dân (GNP) do các ngành dịch vụ tạo ra cung đang có xu hướng ra tăng. Chính vì vậy, trong những điều kiện mới của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia không chỉ tập chung phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, mà còn đặc biệt quan tâm đến phát triển các lĩnh vực, các hoạt động dịch vụ.

Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, lĩnh vực dịch vụ cũng có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể. Tuỳ thuộc tính đặc thù về tiềm năng, về trình độ kinh tế hiện đại mà mỗi nước đang cố gắng tạo cho mình những nhóm dịch vụ mũi nhọn khác nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh chóng trong khu vực và thế giới, thì các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ về vận tải, bưu điện, các dịch vụ về du lịch, thông tin đang là những loại hình mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đã hình thành thị trường trên phạm vi quốc tế.

Nhìn chung, phần lớn các nước đều có một lĩnh vực hoạt động dịch vụ được “chuyên môn hoá” sâu, cùng với đa dạng hoá hoạt động dịch vụ. Ví dụ, đối với ÚC, Ý, Tây Ban Nha, Thái Lan dịch vụ du lịch là lĩnh vực “mũi nhọn”; Na Uy, Đan Mạch phát triển mạnh dịch vụ vận tải. Chỉ có rất ít quốc gia có nhiều lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn trong buôn bán quốc tế, trong đó có Mĩ. Đối với một số nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, gần đây đã biết phát huy lợi thế của mình về vị trí địa lý. Các nước này phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế dịch vụ phục vụ thương mại quốc tế và do đó đã nhanh chóng trở thành các nước công nghiệp mới, như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapor, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 102 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)