Phương thức chuyển tiền

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 147 - 188)

1. Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó theo sự uỷ nhiệm của khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.

143 2.Các đối tượng tham gia phương thức chuyển tiền

- Người trả tiền: người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước... là người chuyển tiền, là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.

- Ngân hàng nhận chuyển tiền: là ngân hàng nhận uỷ thác chuyển tiền của người chuyển tiền.

- Người hưởng lợi: là người bán, người xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư... hoặc một người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.

- Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng đại lý của ngân hàng nhận uỷ thác chuyển tiền ở nước ngoài.

3. Hình thức

Chuyển tiền được thực hiện dưới hai hình thức:

- Chuyển tiền bằng thư ( Mail transfers M/T): ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi, lệ phí chuyển tiền thấp nhưng tương đối chậm vì thế dễ bị ảnh hưởng của tỷ giá.

- Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfers T/T): ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi, chi phí tương đối cao, nhanh chóng mau lẹ kịp thời nên ít chịu ảnh hưởng của biên động tỷ giá.

Phương thức này đơn giản nhanh chóng, tiện lợi ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán nên việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua, nên không đảm bảo an toàn chắc chắn cho người bán, do đó dễ bị người mua chiếm dụng vốn nên phương thức này thường được áp dụng thanh toán những khoản tương đối nhỏ như bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện, chuyển kiều hối...

5.5 ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

5.5.1. Điều kiện tiền tệ

Điều kiện tiền tệ quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán quan hệ trao đổi quốc tế. Ngoài ra điều kiện này còn quy định các thức xử lý khi tỷ giá hối đoái thay đổi nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Trong giao dịch thương mại quốc tế tiền tệ tính toán có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể là tiền tệ của nước người mua, nước người bán hoặc của nước thư ba, thông thường là các ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên để xác định tiền tệ thanh toán trong các hợp đồng mua bán giữa các nước với nhau dựa vào các điều kiện sau:

- So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán thì liên quan đến năng lực kinh doanh của các bên trên thị trường và các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà hai bên mua bán trên thị trường.

- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

- Tập quán sử dụng đồng tiền đó trong thanh toán quốc tế.

Trong quan hệ thanh toán quốc tế người mua và người bán muốn dùng đồng tiền mình để tính toán và thanh toán vì những lý do sau đây:

+ Không phải xuất ngoại tệ để trả nợ

+ Tránh được biến động của tỷ giá.

+ Nâng cao uy tín của đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế.

Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá tăng ảnh hưởng đến khoản thanh toán chi trả cho nhà nhập khẩu, và ngược lại khi tỷ giá giảm ảnh hưởng đến thu nhập của nhà nhập khẩu cho nên khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đôi bên cần thiết bàn bạc lựa chọn đưa vào điều kiện đảm bảo trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.

5.5.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Điều kiện này quy định việc trả tiền được thực hiện ở đâu, có thể ở nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay một nước thư ba nào đó do hai bên quyết định. Trong thanh toán quốc tế các nước đều muốn lấy nước mình làm địa điểm tyhanh toán vì những lý do như: thu tiền nhanh, ngân hàng thu được cac khoản phí nghiệp vụ.

5.5.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

1. Thanh toán trước

Thanh toán trước là việc trả tiền thực hiện sau khi ký hợp đồng hoặc nhận đơn đặt hàng nhưng phải trước khi giao hàng. Thực chất của việc trả tiền trước là nhà nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mà nhà xuất khẩu thiếu vốn số tiền trả trước khá lớn và thời gian trả tiền tương đối dài. Nếu với mục đích nhằm đảm bảo cho thực hiện hợp đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trước ngắn hơn, và số tiền trả trước mang tính chất như một khoản đặt cọc.

2. Thanh toán ngay

Thanh toán ngay là việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như quy định trong hợp đồng tức là trong khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng giao hàng cho nhà chuyên chở cho đến khi hàng được giao cho người mua theo đúng nơi quy định. Thông thường trả tiền ngay bao gồm các trường hợp sau:

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận điện báo của nhà xuất khẩu là hàng đã sẵn sàng bốc lên phương tiện vận tải.

- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên trở tại nơi quy định.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo là hàng hoá đã được chuyển giao cho người chuyên chở hoặc bốc lên phương tiện vận tải.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá do người bán lập hoặc có thể chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận hàng hoá đúng nơi quy định. 3. Thanh toán sau

Thanh toán sau là việc trả tiền của người mua được thực hiện trong các trường hợp sau: - Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.

- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ khi chấp nhận hối phiếu. - Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận xong hàng.

145 -Thực chất của việc trả tiền sau là người bán cung cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà nhập khẩu.

5.5.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Trong thanh toán quốc tế có nhều phương thức thanh toán khác nhau như phương thức thanh toán nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, ... Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán hợp lý có lợi khi ký kết hợp đồng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất và ưu điểm của từng phương thức. - Quan hệ giữa người mua và người bán.

- Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của ngân hàng. Đối với người bán thì phụ thuộc vào khả năng giao hàng, khả năng lập chứng từ.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là tỷ giá hối đoái? Có các loại tỷ giá hối đoái nào?

2. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái? 3. Trình bày phương pháp xác định tỷ giá chéo?

4. Trong thanh toán kinh doanh quốc tế có những điều kiện đảm bảo nào? 5. Trình bày các phương tiện trong thanh toán kinh doanh quốc tế? 6. Trình bày các phương thức thanh toán trong kinh doanh quốc tế? 7. Trình bày các điều kiện thanh toanh kinh doanh quốc tế?

8. Một Công ty xuất nhập khẩu đồng thời cùng một lúc nhận được tiền hàng xuất khẩu 50.000 EUR và phải thanh toán tiền hang nhập khẩu 100.000 AUD. Các thong số thị trường hiện hành như sau:

Tỷ giá giao ngay AUD/USD = 0,6714 – 0,6723 EUR/USD = 1,1612 – 1,1622 USD/VND = 20.600 – 20.680 Yêu cầu: a/ Tính tỷ giá chéo giao ngay

b/ Nêu các phương án tính thu nhập bằng đồng ngân hàng Việt Nam của Công ty c/ Là nhà kinh doanh anh (chị) chọn phương án nào? Tại sao?

9. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu là 100.000 USD, trong khi đó phải chi trả tiền vay là 52.000EUR, số còn lại, đơn vị chuyển ra VND để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.

a/ Hãy tính số VND sau khi quy đổi để đầu tư là bao nhiêu? Biết rằng tỷ giá được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60

USD /EUR = 0,8640/42

b/ Giả sử so với năm trước, VND tăng giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt khi đổi số USD nói trên ra VND?

10. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu 30 tỷ VND, đồng thời phải thanh toán tiền nhập khẩu thiết bị đầu tư là 50.000.000JPY. Số còn lại chuyển thành USD để dự trữ. Biết rằng tỷ giá giao ngay được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60 JPY/VND = 145/150 a/ Hãy tính số USD còn lại để dự trữ là bao nhiêu?

b/ Tính tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng (F3 USD/VND) biết:

RUSD = 9,5%-10,5%/năm; RVND = 11%-12%/năm;

Một đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông phải chi trả lãi vay là 150.000 EUR trong khi đó có nguồn thu là 100.000GBP, sau khi chi trả lãi vay, đơn vị chuyển số ngoại tệ còn lại ra VND để thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ bản. Biết rằng tỷ giá được công bố như sau :

USD/EUR = 0,9338/44 USD/VND = 15.786/52 USD/GBP = 0,6039/98

a/ Hãy tính số VND còn lại để đầu tư là bao nhiêu ?

b/ Giả sử so với năm trước, Đồng Việt Nam mất giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt khi dùng 1 tỷ VND để mua USD?

11. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 4.800.000 NZD và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 4.000.000 SGD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/SGD) = 1,5050 – 1,5060 S(NZD/ USD) = 0,6075 – 0,6085 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(SGD/VND) ; S(NZD/VND) ; S(NZD/SGD) b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng bạn chọn phương án nào? Tại sao?

12. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 3.000.000 CNY và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 40.000.000 JPY. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/JPY) = 115,15 - 115,25 S(USD / CNY) = 7,7575 - 7,7585 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(JPY/VND) ; S(CNY/VND) ; S(CNY/JPY)

147 b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

13. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 65.000 EUR và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 100.000 AUD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(AUD/USD) = 0,6714 - 0,6723 S(EUR/ USD) = 1,1612 - 1,1622 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(AUD/VND) ; S(EUR/VND) ; S(EUR/AUD) b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH Chương cung cấp

Chiến lược kinh doanh quốc tế

- Khái quát chiến lược kinh doanh quốc tế - Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế

- Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế Đàm phán và giao dịch kinh doanh quốc tế

- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế - Giao dịch trong kinh doanh quốc tế Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Khái quát hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược trong tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược bao gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là xác định mục tiêu, lĩnh vực hoạt động, phân bổ các nguồn lực để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được xây dựng khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, khi đang hoạt động (ngừng hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt động nào đó, bổ sung hoạt động mới…).

Chiến lược kinh doanh được xây dựng và thực hiện ở một đơn vị kinh doanh chiến lược. Đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một doanh nghiệp hoặc tập đoàn doanh nghiệp mà nó có 7 đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Kinh doanh độc lập; 2. Có nhiệm vụ rõ ràng;

3. Có các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh;

4. Điều hảnh quản lý các nguồn lực (vật chất, lao động …) nhất định; PTIT

149 5. Có bộ máy quản lý đủ quyền lực và có trách nhiệm;

6. Có thể đạt được lợi ích từ các kế hoạch chiến lược;

7. Có thể xây dựng kế hoạch một cách đọc lập với các đơn vị kinh doanh khác.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhắm giúp các doanh nghiệp các tập đoàn doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phân là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bản chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược được xây dựng chu đáo các nhà quản lý có thể lập ra các kế hoạch cho các năm kế tiếp nhau. Trong quá trình đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng quản lý, điều hanh linh hoạt, sử dụng được các phương tiện vật chất thích ứng với từng bước đi.

Một chiến lược kinh doanh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy chủ yếu tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:

1. Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu? 2. Doanh nghiệp muốn đi đến đâu?

3. Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?

Chiến lược kinh doanh cũng được xem xét như một quá trình ra quyết định trong đó các nhà quản lý, những người ra quyết định cần đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược kinh doanh với nội dung như vậy sẽ mang ý nghĩa bao quát và tổng thể hơn so với một kể hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh thường phản ánh một hệ thống các mục tiêu, các hoạt động cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh. Như vậy, để vươn đến được mục tiêu chiến lược một doanh nghiệp cần xây dựng thực hiện nhiều kế hoạch kinh doanh.

6.1.2 . Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chiến lược kinh doanh dự kiến

Chiến lược kinh doanh dự kiến là sự kết hợp tổng thể của các mục đích, chính sách và kế hoạch hành động vươn tới các mục tiêu đã định của một doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho một giai đoạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định trong tương lai.

Chiến lược dự kiến được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản đó là các mục tiêu, chính sách và các kế hoạch hành động của một doanh nghiệp. Mục tiêu là một trạng thái mong muốn mà doanh nghiệp xây dựng nên và cố gắng đạt tới. Trong một chiến lược kinh doanh một doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một số mục tiêu nhất định, cónhững mục tiêu mang tính

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 147 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)