7 Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 87 - 89)

1. Xu hướng tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng, mềm hóa sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế.

Xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hóa và khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Tự do hóa thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại.

Nội dung của tự do hóa thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. Đương nhiên, tự do hóa thương mại trước hết nhằm thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.

Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại bao gồm việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Quá trình tự do hóa gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.

2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch

Bảo hộ mậu dịch chính là sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế. Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự can thiệp của Nhà nước

83 mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô…can thiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của sự can thiệp.

Cơ sở khác quan của xu hướng này là sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài cũng như do các nguyên nhân lịch sử để lại.

Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người ta thường quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quý, trong khi đó lại chủ trương hạn chế nhập khẩu để giảm bớt khả năng di chuyển của kim khí quý ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn các lý do về chính trị và xã hội cũng đưa đến các yêu cầu về bảo hộ mậu dịch.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tục được củng cố trong quá trình phát triển của nền thương mại quốc tế với công cụ hành chính, các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hóa từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia. Cho đến nay vẫn còn nhiều lý lẽ khác nhau để bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch.

Một là, lý lẽ về bảo vệ “ngành công nghiệp non trẻ”. Theo lý lẽ này, những xí nghiệp

“non trẻ” phải chịu chi phí ban đầu cao hơn và không thể cạnh tranh ngay trong một vài năm đầu tiên với các đối thủ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm. Một chính sách tự do buôn bán có thể bóp chết các xí nghiệp non trẻ ngay từ khi chúng mới sinh ra. Một hình thức thuế quan tạm thời đánh vào hàng nhập khẩu sẽ cho phép họ trưởng thành cho tới độ “chín muồi” và được bảo vệ để chống lại sự cạnh tranh từ nước ngoài.

Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại lý lẽ này cho rằng có thể giúp đỡ các xí nghiệp non trẻ qua việc cho họ được phép vay thêm nguồn tài chính với lãi suất thích hợp hoặc có thể có một hình thức trợ cấp nào khác mà không nên dùng thuế nhập khẩu vì sẽ gây nên sự méo mó trong tiêu dùng.

Hai là, lý lẽ tạo nên nguồn “tài chính công cộng”. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập

khẩu là cần thiết để đảm bảo cho nguồn thu cho Chính phủ đáp ứng các chi phí trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi phí khác. Trong các loại thuế khác nhau đã được áp dụng như thuế doanh thu, thuế thu nhập hay thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu vẫn ít gây méo mó trong hoạt động thương mại hơn cả và việc thực thi sẽ có nhiều thuận lợi hơn do việc buôn bán quốc tế được tập trung ở một số cửa khẩu.

Ba là, lý lẽ về khắc phục một phần “tình trạng thất nghiệp” thông qua việc thực hiện

chế độ thuế quan bảo hộ. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm có thể thay thế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm việc sản xuất các loại sản phẩm ấy và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Vì khi ấy các hãng có thể trả cho người lao động mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thuế nhập khẩu là một loại trợ cấp việc làm, song việc trợ cấp này chỉ diễn ra ở những ngành sản xuất hàng hóa có thể thay thế nhập khẩu (khu vực này là hạn chế), mặt khác trợ cấp này lại không chỉ riêng cho việc làm (hay lao động) mà tương đương cho việc đánh thuế cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, tiền vốn, nguyên liệu (không cần thiết hoặc không tốt). Vả lại, ở đây có nguy cơ là các quốc gia khác sẽ có biện pháp trả đũa và gây nên tình trạng đi xa với nguyên tắc tự do buôn bán.

Bốn là, lý lẽ về việc thực hiện “phân phối lại thu nhập” thông qua việc áp dụng chế độ

bảo hộ. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu sẽ làm dịch chuyển một phần thu nhập của những người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hóa được

sản xuất trong nước tương ứng các hàng hóa nhập khẩu. Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng thuế quan nhập khẩu chưa hẳn là đáp ứng được mục tiêu mong muốn, như trường hợp của Nhật Bản và các nước trong cộng đồng châu Âu đánh thuế nhập khẩu vào nông sản dẫn đến thực tế là nhiều nông dân không hẳn đã nghèo và nhiều người tiêu dùng nông sản không hẳn đã giàu.

3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch

Về nguyên tắc thì hai xu hướng đó đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược

chiều nhau đến hoạt động thương mại quốc tế. Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại, chúng thống nhất với nhau – một sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Trong thực tế, hai xu hướng cơ bản này song song tồn tại và chúng được sử dụng kết hợp với nhau. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tùy theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng và khéo léo kết hợp giữa hai xu hướng trên với mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của các hoạt động thương mại quốc tế.

Về mặt lịch sử, chưa khi nào có tự do hóa thương mại một cách hoàn toàn đầy đủ và

trái lại, cũng không khi nào lại có bảo hộ mậu dịch quá dày đặc đến mức làm tê liệt các hoạt động thương mại quốc tế (trừ trường hợp có sự bao vây cấm vận hoặc có chiến tranh xảy ra).

Về mặt logic thì tự do hóa thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ cục bộ

đến đoàn thể, thậm chí có trường hợp nó có ý nghĩa trước hết như một xu hướng. Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai mặt nương tựa nhau, làm tiền đề cho nhau.

Với những điều kiện thực tiễn của thương mại quốc tế ngày nay không thể cực đoan khẳng định sự cần thiết của một trong hai xu hướng nói trên, mặc dù về lý thuyết có thể chứng minh những tiêu cực của các công cụ bảo hộ mậu dịch, nhất là trường hợp bảo hộ quá dày đặc. Trong thực tế, các quốc gia đều sử dụng các công cụ bảo vệ mậu dịch với những mức độ khác nhau.

Một sự vận dụng phù hợp các công cụ bảo hộ mậu dịch là bảo hộ có chọn lọc và có điều kiện gắn liền với các điều kiện về không gian và thời gian nhất định. Công cụ bảo hộ không chỉ mang tính tự vệ, hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước trong quá trình cạnh tranh với hàng hóa từ bên ngoài mà còn tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước vươn lên cạnh tranh thắng lợi không chỉ ở thị trường nội địa mà còn cả ở thị trường nước ngoài. Điều này còn có nghĩa là phải vận dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch một cách tích cực và năng động. Việc thực hiện bảo hộ phải gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại đạt được trong các quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)