Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 51 - 53)

1. Quá trình hình thành

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ra đời năm 1989 trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh sắp đến hồi kết thúc, nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức nghiệt ngã: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiền vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh, khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời đáp ứng nhu cầu tập hợp lực lượng của các nền kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh quốc tế nói trên tháng 1.1989, Thủ tướng Austalia đã kêu gọi thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm phối hợp hoạt động của các chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn khu vực và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Và đến tháng 11.1989 theo sáng kiến của Australia, các Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Ôxtrâylia, và Niu Dilân họp tại thủ đô Canberra (Ôxtrâylia) quyết định chính thức thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic Cooperation - APEC).

Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh

tế ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. 2. Mục tiêu hoạt động

Khi mới thành lập, APEC chủ yếu hoạt động theo hướng tập hợp lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong đàm phán thương mại đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Sau 3 năm hoạt động theo hướng này, APEC đã bắt đầu chuyển hướng hoạt động sang các vấn đề kinh tế, đánh dấu bằng Hội nghị các nguyên thủ quốc gia (APEC), lần đầu tiên được tổ chức ở Seattle (Mỹ) năm 1993.

Ngay từ Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Australia, đã xác định được mục tiêu chung và cơ bản nhất của Diễn đàn là ưu tiên cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực bằng việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, khuyến

khích các luồng hàng hoá dịch vụ, thông qua đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên.

APEC chủ trương mở rộng thương mại để tạo sự tăng trưởng kinh tế ngay từ bước đầu đã xác định APEC không phải là một khối thương mại co cụm mà hướng về "Chủ nghĩa khu vực mở" với các nước ngoài khối, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư trên phạm vi toàn cầu; APEC sẽ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế trên cơ sở vì lợi ích chung, tương đồng hỗ trợ lẫn nhau, không đề cập tới vấn đề chính trị và an ninh. Điều đó cho thấy, mục đích của APEC chính là vì sự phát triển phồn vinh của toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những mục tiêu chủ đạo trên là trụ cột điều tiết hoạt động của APEC và được phản ánh nhất quán trong các chương trình hợp tác APEC.

3. Những đặc trưng nổi bật của APEC so với các tổ chức kinh tế khác So sánh APEC với ASEAN

Cả hai tổ chức này đều có những điểm giống nhau rất cơ bản mà đặc biệt là tổ chức mang xu hướng hợp tác kinh tế là chủ yếu thì đây là một trong những nguyên tắc chính trong thương lượng và đàm phán, đó là hoạt động dựa trên nguyên tắc của WTO để liên kết kinh tế, cùng hướng tới mục tiêu tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại đầu tư. Mục đích chung của hai tổ chức này là tạo đà thúc đẩy các nền kinh tế tham gia phát triển, hướng tới một môi trường chung hoà bình đoàn kết thân thiện.Tuy vậy, do tính chất và đặc thù về liên kết kinh tế của từng khối đã tạo nên những nét khác biệt cơ bản của chúng.

*ASEAN là một tổ chức mang tính đàm phán, thương lượng hợp tác của các quốc gia có những điểm tương đồng về địa lý nhưng trình độ phát triển thì không đồng đều. Hàng năm có Hội nghị các nguyên thủ quốc gia. Tại đó vạch ra mục tiêu, nguyên tắc, phương hướng và nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. Và tất cả đều được thể chế hoá bằng những Hiệp định, Nghị định thư và các văn kiện pháp lý khác do các nguyên thủ quốc gia hoặc các cấp Bộ trưởng ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội ký kết, có sự phê chuẩn của các cơ quan lập pháp mỗi nước.

Trong các văn kiện pháp lý đều có quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên, việc thực hiện chương trình hành động và thời gian sẽ do các nước cam kết. Tất cả các thành viên đều được tham gia vào các hoạt động hợp tác dựa trên nguyên tắc nhất trí. Với mỗi chương trình hành động trong các lĩnh vực thì mỗi nước tự điều chỉnh tìm một phương pháp phù hợp để sao cho hài hoà chung với cả khối.

Về cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN tương đối chặt chẽ, các quyết định được phân chia rất rõ ràng theo từng cuộc họp thuộc các cấp. Hầu hết các nước đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến của mình vì sự phát triển của khu vực, vì một môi trường ổn định và phát triển đồng đều.

APEC cho tới nay vẫn chỉ là một Diễn đàn hợp tác kinh tế mang tính chất đối thoại, hoạt động chủ yếu của APEC là phấn đấu tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư. Mục tiêu chung của APEC là hoạt động kinh tế làm nòng cốt, nhằm tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 với các nước phát triển và 2020 với các nước đang phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng đó mà APEC hình thành một cơ chế phối hợp hoạt động tương đối chặt chẽ. Đối với mỗi nước cụ thể tự đề ra chương trình hành động riêng (IAP) trong từng năm cho mình để

thực hiện mục tiêu chung. Bên cạnh đó, APEC cũng quy định các thành viên tham gia vào kế hoạch hành động chung (CAP) cho toàn khối và các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật khác. Nhờ vậy, tuy các nguyên tắc hoạt động của APEC vẫn có tính thực thi thiết thực cần được các nước thành viên APEC chấp nhận và hoạt động vì lợi ích riêng chung.

*So sánh về lĩnh vực thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư thì thấy nội dung chương trình hành động của ASEAN toàn diện và sâu rộng hơn nhiều so với APEC, bao gồm cả hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá chứ không bó hẹp riêng về mặt kinh tế như của APEC.

So sánh APEC với WTO

APEC là một Diễn đàn khu vực cam kết hoạt động nhằm tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư của khu vực, tuy nhiên vẫn thực hiện các quy định và nguyên tắc của WTO. Trong khi đó WTO là một tổ chức thương mại toàn cầu, một thể chế sâu rộng định ra những nguyên tắc và luật chơi chung cho thương mại và đầu tư thế giới. Điều đó cho thấy những tổ chức hợp tác nào mang tính chất kinh tế đều có những nguyên tắc cơ bản giống với những nguyên tắc của WTO. Hiện nay các thành viên của APEC cũng đều là thành viên của WTO (trừ Trung Quốc và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập). Cả hai tổ chức này đều có những điểm tương đồng về lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, tạo cơ hội bổ trợ cho nhau, tăng cường sức mạnh và tính khả thi nhằm tiến tới một khu vực mậu dịch tự do cho các thành viên tham gia.

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)