Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 61 - 188)

kinh doanh quốc tế.

1. Các doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.

Đối với Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước đều được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế như kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia hoạt động liên doanh với nước ngoài, và các hoạt động khác. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá kể cả xuất nhập khẩu uỷ thác và uỷ thác xuất nhập khẩu, thương nhân (theo quy định của luật thương mại) được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu qua Bộ Thương mại nữa. Các chi nhánh tổng công ty, công ty cũng dược xuất nhập khẩu hàng hoá thích hợp, theo uỷ quyền của tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp. Mọi thương nhân Việt Nam được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại; những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu được điều chỉnh thông qua Bộ Thương mại, đồng thời được quyền đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo tinh thần cải cách doanh nghiệp, trong thời gian tới có thể sẽ hình thành các Tập đoàn kinh doanh trên cơ sở các Tổng công ty 90 hoặc 91 trước đây. Các Tập đoàn kinh doanh này sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt sẽ tham gia mạnh vào hoạt động kinh doanh quốc tế.

2. Các loại hình doanh nghiệp khác.

Với tinh thần đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại, trong thời gian vừa qua, ngoài việc mở rộng quyền chủ động của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, Nhà nước Việt Nam còn cho phép các loại hình công ty khác được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Cụ thể như các công ty cổ phần, công ty liên doanh...

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là các định chế kinh tế quốc tế và khu vực? Vai trò của nó trong kinh doanh quốc tế ?

2. Tại sao nói rằng các công ty đa quốc gia ngày nay đang giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động kinh doanh toàn cầu?

3. Nêu tóm tắt vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ?

4. Phân tích vai trò của APEC đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

5. Phân tích vai trò của ASEAN/AFTA đối với hoạt động kinh doanh quốc tế? 6. Phân tích vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế đối với hoạt động kinh doanh quốc tế? 7. Phân tích sự ra đời của EU và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh quốc tế? 8. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia vào kinh doanh

CHƯƠNG 4

CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp Thương mại quốc tế

- Khái quát về thương mại quốc tế - Các l thuyết về thương mại quốc tế - Chính sách thương mại quốc tế

- Công cụ của chính sách thương mại quốc tế - Nguyên tắc thương mại quốc tế

- Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế - Thương mại quốc tế của Việt nam Đầu tư quốc tế

- Khái quát về đầu tư quốc tế - Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đầu tư gián tiếp nước ngoài - Đầu tư nước ngoài tại Việt nam Kinh doanh dịch vụ quốc tế

- Khái quát kinh doanh dịch vụ quốc tế - Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quốc tế - Một số dịch vụ quốc tế điển hình

4.1 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

4.1.1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế

1. Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm mống từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới 3 góc độ.

Góc độ thứ nhất: nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra những quy luật, xu hướng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia.

59 Góc độ thứ hai: đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới

Góc độ thứ ba: gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi cao nhất cho công ty.

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực, thực phẩm, các loại hàng hóa tiêu dùng…) thông qua xuất-nhập khẩu hàng hóa vô hình ( các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu…) thông qua xuất-nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất-nhập khẩu ủy thác.

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ,thiếu thị trường thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp (trong ngoại thương gọi là hình thức xuất khẩu FOB). Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài, nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành xuất khẩu tạm thời hành hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Như vậy, ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản… Bởi vậy mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao.

- Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh…

2. Chức năng của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản sau:

Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Chức năng này thể hiện việc thương mại quốc tế làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng.

Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Các chức năng của thương mại quốc tế có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nó. Căn cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thành thương mại bù đắp và thương mại thay thế.

thương mại bù đắp diễn ra do sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên và do trình độ phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất. thương mại thay thế diễn ra trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ phát triển cao, chuyên môn hóa vào những mặt hàng có ưu thế. thương mại bù đắp và thương mại thay thế có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

3. Đặc điểm của thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng của thương mại “vô hình” nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại “hữu hình” thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu của mỗi quốc gia. Điều này đã kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực dịch vụ.

- Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng chính sau:

+ Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống.

+ Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt.

+ Giảm tỷ trọng hàng khô, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là máy móc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế.

+ Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều những lao động giản đơn, tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp.

- Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao tăng nhanh.

- Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng…và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và quyền lợi người tiêu dùng.

Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường ngày càng cao, càng mở rộng phạm vi thị trường sang các lĩnh vực tài chính – tiền tệ và tài chính công cụ tài chính – tiền tệ này càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…ngày càng đa dạng và phong phú, bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

- Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kém sức cạnh tranh.

- Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hóa thương mại, song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.

61 - Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốc tế. Có thể coi WTO là một tổ chức quốc tế có uy lực nhất trong điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước, mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Việc hơn 130 quốc gia thành viên sau vòng đàm phán Uruguay nhất trí thành lập WTO với những nguyên tắc hoạt động mới hơn, thay thế GATT 1947 cũng chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của tổ chức này. Chính vì vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/1/2007 vừa qua là một thành công, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế quốc tế.

4.1.2. Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế

1. Đối với doanh nghiệp

Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những, ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đối với nền kinh tế quốc dân

Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng...Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

4.1.3. Các lý thuyết về thương mại quốc tế

1. Quan điểm của phái trọng thương về thương mại thương mại

a) Đặc điểm kinh tế - xã hội, cơ sở hình thành các quan điểm của phái trọng thương Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung Cổ và phong kiến, xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp được hình thành, sản xuất tự cung tự cấp là chính, mậu dịch chưa phát triển.

Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do ba nguyên nhân chủ yếu sau:

Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính hiển vi, phong vũ biểu…giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn, nâng tầm hiểu biết của con người, giúp họ nhận biết được một cách đầy đủ hơn về thế giới vật chất xung quanh.

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực (tìm ra Tân thế giới, từ đó mở rộng giao thương với các nước phương Đông, Tây Ba

Nha, chinh phục được Mexico, từ đó mở rộng giao thương với Mỹ; cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn Độ đã tạo cơ hội cho Bồ Đào Nha có thể giao thương với Ấn Độ và các nước Nam Á bằng đường biển…

Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia.

Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 61 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)