Điều kiện về phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 150 - 188)

Trong thanh toán quốc tế có nhều phương thức thanh toán khác nhau như phương thức thanh toán nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, ... Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán hợp lý có lợi khi ký kết hợp đồng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất và ưu điểm của từng phương thức. - Quan hệ giữa người mua và người bán.

- Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của ngân hàng. Đối với người bán thì phụ thuộc vào khả năng giao hàng, khả năng lập chứng từ.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là tỷ giá hối đoái? Có các loại tỷ giá hối đoái nào?

2. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái? 3. Trình bày phương pháp xác định tỷ giá chéo?

4. Trong thanh toán kinh doanh quốc tế có những điều kiện đảm bảo nào? 5. Trình bày các phương tiện trong thanh toán kinh doanh quốc tế? 6. Trình bày các phương thức thanh toán trong kinh doanh quốc tế? 7. Trình bày các điều kiện thanh toanh kinh doanh quốc tế?

8. Một Công ty xuất nhập khẩu đồng thời cùng một lúc nhận được tiền hàng xuất khẩu 50.000 EUR và phải thanh toán tiền hang nhập khẩu 100.000 AUD. Các thong số thị trường hiện hành như sau:

Tỷ giá giao ngay AUD/USD = 0,6714 – 0,6723 EUR/USD = 1,1612 – 1,1622 USD/VND = 20.600 – 20.680 Yêu cầu: a/ Tính tỷ giá chéo giao ngay

b/ Nêu các phương án tính thu nhập bằng đồng ngân hàng Việt Nam của Công ty c/ Là nhà kinh doanh anh (chị) chọn phương án nào? Tại sao?

9. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu là 100.000 USD, trong khi đó phải chi trả tiền vay là 52.000EUR, số còn lại, đơn vị chuyển ra VND để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.

a/ Hãy tính số VND sau khi quy đổi để đầu tư là bao nhiêu? Biết rằng tỷ giá được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60

USD /EUR = 0,8640/42

b/ Giả sử so với năm trước, VND tăng giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt khi đổi số USD nói trên ra VND?

10. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu 30 tỷ VND, đồng thời phải thanh toán tiền nhập khẩu thiết bị đầu tư là 50.000.000JPY. Số còn lại chuyển thành USD để dự trữ. Biết rằng tỷ giá giao ngay được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60 JPY/VND = 145/150 a/ Hãy tính số USD còn lại để dự trữ là bao nhiêu?

b/ Tính tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng (F3 USD/VND) biết:

RUSD = 9,5%-10,5%/năm; RVND = 11%-12%/năm;

Một đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông phải chi trả lãi vay là 150.000 EUR trong khi đó có nguồn thu là 100.000GBP, sau khi chi trả lãi vay, đơn vị chuyển số ngoại tệ còn lại ra VND để thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ bản. Biết rằng tỷ giá được công bố như sau :

USD/EUR = 0,9338/44 USD/VND = 15.786/52 USD/GBP = 0,6039/98

a/ Hãy tính số VND còn lại để đầu tư là bao nhiêu ?

b/ Giả sử so với năm trước, Đồng Việt Nam mất giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt khi dùng 1 tỷ VND để mua USD?

11. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 4.800.000 NZD và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 4.000.000 SGD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/SGD) = 1,5050 – 1,5060 S(NZD/ USD) = 0,6075 – 0,6085 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(SGD/VND) ; S(NZD/VND) ; S(NZD/SGD) b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng bạn chọn phương án nào? Tại sao?

12. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 3.000.000 CNY và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 40.000.000 JPY. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/JPY) = 115,15 - 115,25 S(USD / CNY) = 7,7575 - 7,7585 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(JPY/VND) ; S(CNY/VND) ; S(CNY/JPY)

147 b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

13. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 65.000 EUR và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 100.000 AUD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(AUD/USD) = 0,6714 - 0,6723 S(EUR/ USD) = 1,1612 - 1,1622 S(USD/VND) = 20.600 – 20.680 Yêu cầu:

a/ Tính S(AUD/VND) ; S(EUR/VND) ; S(EUR/AUD) b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH Chương cung cấp

Chiến lược kinh doanh quốc tế

- Khái quát chiến lược kinh doanh quốc tế - Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế

- Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế Đàm phán và giao dịch kinh doanh quốc tế

- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế - Giao dịch trong kinh doanh quốc tế Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Khái quát hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược trong tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược bao gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là xác định mục tiêu, lĩnh vực hoạt động, phân bổ các nguồn lực để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được xây dựng khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, khi đang hoạt động (ngừng hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt động nào đó, bổ sung hoạt động mới…).

Chiến lược kinh doanh được xây dựng và thực hiện ở một đơn vị kinh doanh chiến lược. Đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một doanh nghiệp hoặc tập đoàn doanh nghiệp mà nó có 7 đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Kinh doanh độc lập; 2. Có nhiệm vụ rõ ràng;

3. Có các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh;

4. Điều hảnh quản lý các nguồn lực (vật chất, lao động …) nhất định; PTIT

149 5. Có bộ máy quản lý đủ quyền lực và có trách nhiệm;

6. Có thể đạt được lợi ích từ các kế hoạch chiến lược;

7. Có thể xây dựng kế hoạch một cách đọc lập với các đơn vị kinh doanh khác.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhắm giúp các doanh nghiệp các tập đoàn doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phân là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bản chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược được xây dựng chu đáo các nhà quản lý có thể lập ra các kế hoạch cho các năm kế tiếp nhau. Trong quá trình đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng quản lý, điều hanh linh hoạt, sử dụng được các phương tiện vật chất thích ứng với từng bước đi.

Một chiến lược kinh doanh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy chủ yếu tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:

1. Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu? 2. Doanh nghiệp muốn đi đến đâu?

3. Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?

Chiến lược kinh doanh cũng được xem xét như một quá trình ra quyết định trong đó các nhà quản lý, những người ra quyết định cần đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược kinh doanh với nội dung như vậy sẽ mang ý nghĩa bao quát và tổng thể hơn so với một kể hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh thường phản ánh một hệ thống các mục tiêu, các hoạt động cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh. Như vậy, để vươn đến được mục tiêu chiến lược một doanh nghiệp cần xây dựng thực hiện nhiều kế hoạch kinh doanh.

6.1.2 . Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chiến lược kinh doanh dự kiến

Chiến lược kinh doanh dự kiến là sự kết hợp tổng thể của các mục đích, chính sách và kế hoạch hành động vươn tới các mục tiêu đã định của một doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho một giai đoạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định trong tương lai.

Chiến lược dự kiến được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản đó là các mục tiêu, chính sách và các kế hoạch hành động của một doanh nghiệp. Mục tiêu là một trạng thái mong muốn mà doanh nghiệp xây dựng nên và cố gắng đạt tới. Trong một chiến lược kinh doanh một doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một số mục tiêu nhất định, cónhững mục tiêu mang tính tổng quát và có những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là những mục tiêu bao trùm, nó phản ảnh một cách tập trung nhất những trạng thái mà doanh nghiệp mong muốn đạt được bằng những cố gắng của mình. Mục tiêu chi tiết là những mục tiêu cụ thể và thấp hơn mà doanh nghiệp phải đạt được để tiến tới các mục tiêu tổng quát.

Các chính sách đó có thể được xem xét như là các chỉ dẫn về phương thức hành động mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ để đạt được mục tiêu của mình. Thông thường, các chính sách có thể được hiểu như các nguyên tắc, các chỉ dẫn mà doanh nghiệp tạo dựng nên tổ chức hoạt động nhằm vươn tới các mục tiêu đã định.

Để đạt được các mục tiêu, bên cạnh những chính sách hoạt động, doanh nghiệp cần phải xây dựng các kế hoạch hoạt động theo một tổng thể thống nhất. Kế hoạch xây dựng cho từng thời kỳ nhất định và phải chỉ rõ các mục tiêu cụ thể, các hoạt động cần tiến hành, các nguồn cần khai thác. Nằm trong tổng thể của một chiến lược kinh doanh, các kế hoạch hoạt động là tổng thể các quá trình, các biện pháp hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát sẽ đạt được trên cơ sở mục tiêu cụ thể.

2. Chiến lược kinh doanh hiện thực

Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh xảy ra trên thực tế khi tổ chức thực hiện. Như vậy có thể nói chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được triển khai trên thực tế. Một chiến lược kinh doanh dự kiến co thể trở thành một chiến lược kinh doanh hiện thực hoặc chiến lược kinh doanh không hiện thực. Một chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực nếu những điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến. Ngược lại nếu điều kiện của chiến lược kinh doanh dự kiến không thể xảy ra được trên thực tế thì chiến lược kinh doanh dự kiến đó sẽ trở thành chiến lược kinh doanh không thực hiện.

3. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh được phân chia theo 3 nhóm mức độ khác nhau là chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược kinh doanh cấp chức năng, chiến lược cấp doanh nghiệp.

Chiến lược cấp kinh doanh là các chiến lược nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng lợi sản phẩm và được thực hiện ở sự tương đồng về công nghệ, khách hàng… Loại chiến lược này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải khai thác được thế mạnh của doanh nghiệp mình, nắm bắt và khai thác được các cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Chiến lược kinh doanh cấp chức năng là các chiến lược về các hoạt động chức năng cụ thể của doanh nghiệp chẳng hạn chiến lược kinh doanh marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự… Các chiến lược chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau và là cơ sở cho doanh nghiệp vươn tới các mục tiêu chung đã định.

Chiến lược cấp doanh nghiệp là những chiến lược chung được xây dựng cho một đơn vị kinh doanh chiến lược. Mục tiêu của chiến lược cấp doanh nghiệp là tạo ra cơ sở lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp trên các thị trường. Để xây dựng và thực hiến chiến lược này doanh nghiệp cần phải kết hợp các chiến lược chức năng, đa dạng hóa hoạt động, đa dạng hóa mối quan hệ nhằm tạo ra những lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp.

Bên cạnh 3 cấp độ chiến lược trên có quan điểm cho rằng còn có chiến lược kinh doanh cấp quốc tế. Chiến lược cấp quốc tế là những thách thức ở trên thị trường của các quốc gia khác nhau. Chiến lược cấp quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với hoạt động ở các môi trường kinh doanh khác nhau, tối đa hóa những lợi ích của doanh nghiệp để vươn tới thực hiện chiến lược toàn cầu (Global Strategy)

151 6.1.3 Vai trò của xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Để kinh doanh trong môi trường quốc tế các doanh nghiệp cần phải tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho thích ứng, phải chấp nhận và đáp ứng những đòi hỏi của thị trường bên ngoài, thông qua các biện pháp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh, điều chỉnh các hoạt động sao cho hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh đó việc xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm giúp các dơnh nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận là hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động chung cho doanh nghiệp và các thành viên doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động, khai thác lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tạo điều kiện đưa các hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và có trật tự, hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và các bạn hàng. Một chiến lược kinh doanh hợp lý có tác dụng tập trung lực lượng, sức mạnh của doanh nghiệp nhằm vươn tới những mục tiêu nhất định. Các ýchí chiến lược để khuyến khích phát huy mọi khả năng sáng tạo, hướng các nỗ lực của cá nhân vào mục tiêu chung.

Xây dựng chiến lược kinh doanh với sự tham gia tích cự của các thành viên trong doanh nghiệp là cơ hội để mọi người phát huy sáng tạo thể hiện sự gắn bó, nhiệt huyết của mình đối với doanh nghiệp, đối với tập thể. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng là cơ hội để lãnh đạo doanh nghiệp nhìn lại bản thân, doanh nghiệp và các nhân viên của mình.

6.1.4. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 150 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)