Hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế mở và hội nhập các doanh nghiệp thường gặp phải thách thức và sức ép rất lớn từ phía các đối tác, bạn hàng. Những sức ép, thách thức hoàn toàn không giống nhau ở từng thị trường. Thậm chí ở mỗi thị trường sản phẩm ở quốc gia đó cạnh tranh diễn ra khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, mức độ cạnh tranh ở từng thị trường sản phẩm cụ thể rất khác nhau có thị trường được nhà nước bảo hộ, có thị trường cạnh tranh, có thị trường độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Trong điều kiện đó, một số doanh nghiệp do có khả năng nắm bắt cơ hội, ứng xử linh hoạt trước các tình huống biến động của môi trường nên đã biến những cơ hội thuận lợi thành công. Nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp luôn lúng túng trước những khó khăn thách thức và thường rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với các đối thủ có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn.
Sự khác nhau truyền thống giữa kinh doanh trong nước và kinh doanh quốc tế là ở chỗ kinh doanh quốc tế thường có khoảng cách địa lý lớn hơn. Điều đó gây cho công ty có nhiều khó khăn hơn trong nước, vì phải bỏ ra lượng chi phí lớn hơn để thực hiện các hoạt động và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ngày nay do sự phát triển nhanh chóng và hiện đại của hệ thống thông tin và giao thông vận tải nên đã làm cho các khó khăn về khoảng cách địa lý bị giảm dần.
Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã làm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Mức độ, phạm vi can thiệp của chính phủ trong một chừng mực nhất định đã thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Việc áp dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro trong các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ngày nay, trước bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh quốc tế đang được đang được tiếp tục mở rộng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Trong điều kiện này, nhiều công ty có khả năng nắm bắt nhanh được nhiều cơ hội kinh doanh ở nước ngoài hơn trước đây. Sự tác động mạnh mẽ của những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế đã và đang thúc đẩy hầu hết các công ty lớn của nhiều quốc gia tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều đó được giải thích bởi các lý do chủ yếu sau đây:
- Các sản phẩm mới được quốc tế hóa nhanh chóng;
- Các công ty kinh doanh trong nước cũng buộc phải đối đầu với các nhà kinh doanh quốc tế;
- Các công ty có thể tiến hành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của họ ở nhiều nước khác nhau.
29