Tình hình sản xuất cà phê cĩ chứng chỉ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện cư m'gar, tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 30)

Trong những năm trở lại đây, cùng với nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã hỗ trợ nơng dân CFCC thơng qua việc tập huấn áp dụng chứng chỉ và trả giá thưởng khi mua cà phê. Qua đĩ, người trồng cà phê đã được tiếp cận và áp dụng kỹ thuật canh tác cà phê tiên tiến, theo các tiêu chí đưa ra của từng loại hình chứng chỉ áp dụng, dựa trên quy trình trồng và chăm sĩc cà phê của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nơng Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI), đã gĩp phần cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho người trồng cà phê, từng bước thay đổi thĩi quen canh tác cà phê theo hướng thân thiện với mơi trường.

16 19906 67753 1346 3855 240 443 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

UTZ Certified Rainforest Fairtrade

Biểu đồ 1.7. Diện tích, sản lượng các loại cà phê cĩ chứng chỉ năm 2010

Nguồn: Tổ chức UTZ, Rainforest, Fairtrade, năm 2010.

Ngồi chứng nhận 4C được phát triển mạnh trong những năm gần đây thì các chứng chỉ trong biểu đồ trên cũng đã được đưa vào sản xuất và phát triển, đặc biệt là chứng chỉ UTZ hiện cĩ diện tích và sản lượng lớn nhất trọng 3 chứng chỉ nghiên cứu trên.

Tổng diện tích 3 chứng chỉ này mới chỉ là 21.492 ha, chiếm 4,1% diện tích cà phê cả nước, như vậy khả năng phát triển các loại hình cà phê cĩ chứng chỉ tại Việt Nam cịn rất lớn.

17 400 14822 2077 5106 Quảng Trị Dak Lak Gia Lai Lâm Đồng

Biểu đồ 1.8. Các vùng áp dụng chứng chỉ cà phê UTZ tính đến năm 2010 (ha).

Từ biểu đồ trên cho chúng ta thấy các vùng sản xuất cà phê áp dụng chứng chỉ UTZ phân bổ từ Quảng Trị đến vùng Tây nguyên – khu vực chiếm tới 90% sản lượng cà phê của Việt Nam, trong đĩ tỉnh Dak Lak chiếm tới 66,2% tổng diện tích sản xuất theo loại hình chứng chỉ UTZ. Chứng chỉ UTZ được triển khai tại Việt Nam từ những năm 2002 là loại hình sản xuất cà phê chứng chỉ áp dụng sớm nhất và cĩ sản lượng nhiều nhất. Hai chứng chỉ cịn lại là chứng chỉ Rainforest và chứng chỉ Fairtrade được triển khai áp dụng tại Việt Nam muộn hơn (năm 2008) và được thực hiện thơng qua Cơng ty Dakman và Cơng ty Acom Lâm Đồng với diện tích và sản lượng được thể hiện tại biểu đồ 1.7.

Ngày 12/5/2010 vừa qua, tại Hà Nội Bộ Nơng nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê niên vụ 2009 - 2010 và giải pháp phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì. Hội nghị hồn tồn ủng hộ chủ trương mở rộng diện tích cà phê bền

18

vững, nâng tỷ lệ áp dụng VietGap, 4C, UTZ Certificate và các chứng chỉ cà phê chất lượng cao đạt trên 50%. Tỷ lệ chế biến quả tươi bằng cơng nghệ ướt đạt 20-30%, tỷ lệ hạt đen, vỡ đạt tiêu chuẩn sàn giao dịch quốc tế; khắc phục tồn bộ tình trạng thu hái quả xanh lẫn loại; áp dụng tiêu chuẩn “TCVN 4193-2005 - cà phê nhân trong sản xuất, mua bán cà phê”. Với chủ trương này, chắc chắn trong tương lai Việt Nam sẽ từng bước tạo ra một nền sản xuất cà phê bền vững, dựa trên kỹ thuật canh tác tiên tiến từ đĩ đảm bảo kiểm sốt và tiết kiệm chi phí đầu vào trong canh tác, tăng hiệu quả đầu ra và thân thiện với mơi trường.

Xu hướng phát triển cà phê cĩ chứng chỉ trong nước hiện nay vẫn đang tiếp tục gia tăng. Theo khảo sát từ các Cơng ty xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, năm 2011 Cơng ty Simexco cĩ kế hoạch mở rộng thêm diện tích áp dụng chứng chỉ UTZ và Rainforest lên khoảng 2.000 ha, Cơng ty Armajaro dự kiến tăng diện tích lên 2.000 ha, Cơng ty Trung Nguyên tăng chứng chỉ UTZ lên 3.000 ha. Điều này chứng tỏ nhu cầu và nhận thức của các nhà doanh nghiệp, người trồng cà phê đối với việc áp dụng chứng chỉ ngày càng cao.

Nhận xét:

Mặt được: Các loại hình sản xuất cà phê chứng chỉ được thực hiện thơng qua các nhà xuất khẩu cà phê với mơ hình doanh nghiệp liên kết với nơng dân, qua đĩ người nơng dân được hưởng lợi từ việc tăng hiệu quả trong sản xuất do được tập huấn hướng dẫn các kỹ thuật canh tác cà phê từ các đơn vị như WASI, trung tâm khuyến nơng, … và thực hiện theo các chuẩn hướng dẫn của các tổ chức cấp chứng chỉ cà phê quốc tế, gĩp phần vào việc cải thiện chất lượng cà phê Việt nam, từ đĩ giúp người trồng cà phê chủ động hơn trong việc sản xuất cà phê cĩ chất lượng, từng bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thị trường, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản sản xuất cà phê.

19

Về mặt thị trường người sản xuất cũng được tiếp cận trực tiếp với các nhà xuất khẩu trên địa bàn, giảm khâu trung gian, từ đĩ cũng làm gia tăng giá trị sản phẩm.

Mặt cịn tồn tại: Các chứng chỉ trong sản xuất cà phê là các chứng chỉ cĩ giá trị quốc tế nhưng khơng mang tính ràng buộc, do đĩ việc khuyên khích người sản xuất thực hiện theo các tiêu chí của các chứng chỉ cịn gặp nhiều khĩ khăn.

Về trình độ nhận thức và khả năng áp dụng kiến thức của người trồng cà phê vào thực tế cịn hạn chế, nguyên nhân do họ đã quen với lối sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, mang nặng tính bảo thủ, ý thức bảo vệ mơi trường và tính cộng đồng cũng chưa cao.

Giống cà phê tại các loại hình nghiên cứu khơng đồng đều, dẫn tới năng suất giữa các loại hình nghiên cứu cũng cĩ khác biệt lớn.

Rủi ro: Các chứng chỉ được áp dụng tại Việt Nam đều thơng qua các doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu cà phê, do đĩ mọi chi phí liên quan đều do doanh nghiệp bỏ ra, trong khi thị thường tiêu thụ cho mặt hàng này cịn hạn chế và thiếu ổn định. Mặt khác, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nơng dân là mối quan hệ hợp tác tự nguyện, do vậy việc thực hiện phụ thuộc lớn vào ý thức của người tham gia.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện cư m'gar, tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 30)