d) Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ
2.7 Phương diện tài chính của phương án.
a) Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện phương án: Doanh thu dự kiến năm 2009: 25.00trđ Tổng chi phí dự kiến: 22.985 trđ Vốn LĐ tối đa: 18.000trđ
Vốn CSH tham gia: 2.590trđ Huy động khác: 14.460trđ.
Hạn mức vay vốn=VLĐ tối đa – Vốn CSH-Huy động khác = 18.000 – 2.590 – 14.460 = 950 trđ.
Nhận xét: Theo cách tính hạn mức tín dụng của ngân hàng thì trong hạn mức cho vay của ngân hàng bao gồm cả nợ ngắn hạn phi ngân hàng. Trong khi đó mục đích cho vay ngắn hạn là để bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động,vì vậy trước khi xác định hạn mức ngân hàng yêu cầu DN khai thác hết các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về tài sản lưu động, phần còn lại ngân hàng sẽ tài trợ. Như vậy theo cách xác định hạn mức trên thì ngân hàng đã xác định không đúng, không hợp lý nhu cầu vốn vay, dẫn đến cho vay quá mức cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ.
b) Tính toán hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh năm 2009. Bảng 2.6: Bảng kết quả kinh doanh dự tính của DN Ánh Minh
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu 25.000
2 Tổng chi phí 22.985
3 Khấu hao cơ bản 80
4 Giá vốn hàng bán 19.250
5 Lãi vay vốn ngân hàng 2.700
6 Chi phí quản lý 855
7 Chi phí khác 80
8 Lợi nhuận trước thuế 2.015
9 Thuế TNDN 504
10 Lợi nhuận sau thuế 1.511
(nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp của NHCT chi nhánh Đà Nẵng)
Nhận xét: Nhìn chung phần thẩm định PASXKD, cán bộ tín dụng đã thẩm định đầy đủ về thị trường, doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Tuy nhiên trong phần thẩm định doanh thu thì CBTD cần thẩm định kỹ hơn, yêu cầu DN cung cấp các nguồn thu nhập cụ thể để tạo ra kết quả doanh thu cuối cùng.
(III)Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay:
Cho vay có TSĐB, TSĐB bao gồm: Nhà và đất tại 476 Điện Biên Phủ-Quận Thanh Khê- Thành phố Đà Nẵng theo hợp đồng thế chấp số 02/2011/HĐTC ngày 15/06/2009. Giá trị TSĐB 1.600.000 đ.
Nhận xét: Qua phần phân tích TSĐB em nhận thấy CBTD đã thẩm định chưa kỹ phần TSĐB như theo nội dung thẩm định TSĐB mà ngân hàng hướng dẫn, CBTD chỉ
chú trọng đến giá của TSĐB mà quên đi các vấn đề khác liên quan đến TSĐB như: TSĐB có thật không, có bị tranh chấp không, có dễ bán nếu nguồn thu nợ thứ nhất không thu được không… Với cách thẩm định như vậy, rất dễ xảy ra rủi ro như hành vi lừa đảo của người vay vốn, sự biến động giá của TSĐB. Mặt khác DN Ánh Minh mới có quan hệ tín dụng lần đầu với NHCT nên công tác thẩm định TSĐB cần chi tiết hơn để tránh tình trạng gian lận trong vay vốn
(IV) Phân tích rủi ro và phương án khắc phục.
Trong quá trình cho vay có thể phát sinh rủi ro như sau:
+ Các bạn hàng mất khả năng thanh toán hoặc phá sản ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của công ty.
+ Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng xi măng, sắt thép, nông sản thực phẩm …giá cả thường xuyên thay đổi dễ xảy ra rủi ro về giá.
+ Hiện nay, Công ty có khả năng mất thị trường hoặc thị trường bị thu hẹp do có nhiều đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng nên sức cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
Biện pháp giảm thiểu rủi ro
+ Quản lý tiền hàng để thu nợ vay: Hiện nay đơn vị chuyển tiền thanh toán vào tài khoản tại ngân hàng Công Thương, cán bộ tín dụng sẽ theo dõi tiền về theo các hợp đồng để thu nợ .
+ Thường xuyên đôn đốc đơn vị thu hồi công nợ.
(V) Kết luận:
+ Về hồ sơ khách hàng, tư cách khách hàng: Hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý, công ty có năng lực pháp luật dân sự, người đại diện pháp nhân có năng lực hành vi dân sự.
+ Về hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng: Qua các năm gần đây tình hình hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh đều có lãi.
+ Về mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với NHCT và các TCTD khác: Đối với chi nhánh NHCT Đà Nẵng, công ty là khách hàng mới. Còn đối với các TCTD khác khách hàng không có số dư nợ không đủ tiêu chuẩn..
+ Về tính chất khả thi của phương án: Phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.