d) Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ
3.2.11 Các giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
đối với doanh nghiệp.
Ngân hàng nên xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn, để cán bộ tín dụng tuân thủ thực hiện khi tiến hành thẩm định trước quyết định cho vay. Cụ thể như sau:
(1) Chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc tìm kiếm những cơ hội mới: Khi cán bộ tín dụng bắt đầu tiến hành thẩm định cần đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, vì:
+ Bất kỳ một khoản vay nào, dẫu điều kiện thuận lợi nhất cũng đều hàm chứa khả năng rủi ro nhất định.
+ Không thể có mức lãi suất cao nào có thể đủ để bù đắp những tổn thất của khoản cho vay có rủi ro.
(2) Mọi khoản cho vay nên có 2 nguồn thu nợ ngay từ đầu, nếu không phải có phương án dự phòng.
(3) Hãy từ chối những khách hàng vay mà ngân hàng nghi ngờ phẩm chất của họ. (4) Nếu không hiểu rõ doanh nghiệp thì không nên cho vay.
(5) Cho vay, trước hết là quyết định của cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng cảm thấy hài lòng với khả năng phán xét của mình.
(7) Không thể bỏ qua các điều kiện kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
(8) Dù khó thực hiện, song việc đánh giá chất lượng quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng.
(9) TSĐB không phải là vật thay thế cho việc trả nợ.
(10) Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, khả năng rủi ro cao hơn cho vay đối với những doanh nghiệp lớn.
(11) Cần cẩn trọng xem xét đến từng chi tiết.
(12) Nếu khoản vay được bảo lãnh phải chắc chắn rằng lợi ích của người bảo lãnh tương đồng với lợi ích của người vay.
(13) Hãy xác định chính xác tiền của ngân hàng được khách hàng chi tiêu vào đâu. (14) Hãy luôn nghĩ đến những tổn thất của ngân hàng mình nếu khả năng rủi ro tăng lên khi những nguyên tắc bị vi phạm.