Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng từ năm 2006-2008.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng veittinbank (Trang 43 - 44)

d) Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng từ năm 2006-2008.

(Phụ lục bảng 2.1)

Để nắm được tình hình hoạt động của DN Ánh Minh, CBTD đã thẩm định như sau: + Doanh thu năm 2006 đạt 7.326 trđ, lợi nhuận gộp là 1.001 trđ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 441 trđ. Tổng lợi nhuận sau thuế là 331 trđ.

+ Doanh thu năm 2007 đạt 10.080 trđ, tăng 37,58% so với năm 2006. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.203 trđ, tăng 201 trđ so với năm 2006. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 538 trđ, tăng 96 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,85% so với năm 2006.

+ Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 403 trđ tăng so với năm 2006 là 72 trđ tương đương tăng 21,88%.

+ Doanh thu năm 2008 đạt 14.150 trđ, tăng 40,38% so với năm 2007. Nhìn chung doanh thu của DN tăng đều qua các năm thể hiện sự ổn định về hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua, các hoạt động xây dựng, xây lắp trên địa bàn TP.Đà Nẵng phát triển tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng đồ dùng trang trí nội ngoại thất trong đó có DN Ánh Minh. Ngoài ra, DN đã ký được nhiều hợp dồng cung cấp vật liệu xây dựng nên doanh thu thu về rất ổn định và phát triển.

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 2.678 trđ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.196 trđ. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 897 trđ tăng so với năm 2007 là 493 trđ tương đương tăng 122,36%.

Tóm lại: DN kinh doanh có lãi, có lợi nhuận, tình hình hoạt động kinh doanh ổn định.

Nhận xét: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là phân tích các khoản mục, thu

nhập, chi phí, lợi nhuận để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của DN Ánh Minh, CBTD chỉ tập trung phân tích thu nhập và lợi nhuận của các năm rồi kết luận tình hình hoạt động của

DN, chứ không phân tích các khoản mục chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Với cách phân tích như vậy, em nhận thấy chưa chặt chẽ và sẽ không thấy được hiệu quả các chính sách của DN và tình hình biến động, khả năng kiểm soát chi phí của DN Ánh Minh. Trong kinh doanh, chi phí rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN. Nếu DN có khả năng kiểm soát chi phí tốt làm cho giá vốn hàng bán giảm, chi phí quản lý giảm, chi phí nhân công giảm… thì lợi nhuận sẽ tăng. Nhưng ngược lại, một DN khả năng kiểm soát chi phí kém làm cho chi phí phải trả lương cho nhân viên, chi phí hành chính, chi phí quản lý, thuế phải nộp, giá vốn hàng bán… tăng lên, thì dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh có cao thì lợi nhuận sau thuế cũng không cao được và có thể giảm xuống. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế biến động, lạm phát cao như hiện nay làm cho giá chi phí sản xuất đầu vào của các DN tăng lên, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của các DN, và không ít DN vừa và nhỏ đã phải phá sản. Nên việc phân tích các khoản mục chi phí để thấy được các chính sách và khả năng kiểm soát chi phí của DN vay vốn là vấn đề rất quan trọng.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng veittinbank (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w