Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trong năm 2008 so với năm 2007 và năm 2006.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng veittinbank (Trang 44 - 48)

d) Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

1.4 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trong năm 2008 so với năm 2007 và năm 2006.

2007 và năm 2006.

Để nắm được tình hình biến động tài sản, nguồn vốn cán bộ tín dụng đã tiến hành phân tích như sau:

1.4.1 Tổng tài sản là 24.951 trđ, tăng 12.007 trđ tương đương tăng 92,76% so với năm 2007. (Phụ lục bảng 2.2)

a. Tài sản ngắn hạn là 13.145 trđ ( chiếm tỷ trọng 52,68%), tăng 7.247 trđ (+ 122,88%), trong đó:

Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2008 là 1.081 trđ (chiếm tỷ trọng 4,33%), giảm 125 trđ (-10,39%), trong đó:

+ các khoản phải thu khách hàng là 1.080 trđ (chiếm tỷ trọng 4,33%), giảm 125 trđ (-10,39%).

Hàng tồn kho là 5.574 trđ (chiếm tỷ trọng 22,34%), tăng 1.260 trđ (+29,20%), trong đó: + Tồn kho nguyên vật liệu là 440 trđ (chiếm tỷ trọng 1,77%) trong tổng tài sản, tăng 275 trđ (+166,05) so với năm 2007.

+ Cung cụ, dụng cụ là 5.058 trđ (chiếm tỷ trọng 0,88%) trong tổng tài sản, tăng 30trđ so với năm 2007.

+ Hàng hóa tồn kho là 5.058 trđ (chiếm tỷ trọng 20,27%) trong tổng tài sản, tăng 938 trđ (+22,76) so với năm 2007. Hàng hóa tồn kho chủ yếu là vật liệu xây dựng mua dự trữ cho các hợp đồng kinh tế.

=> Hàng tồn kho của công ty được bảo quản trong điều kiện tốt tại kho của công ty, không có hàng tồn kho ứ đọng, chậm luân chuyển vì công ty chủ yếu đặt hàng theo hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa cho các công trình xây dựng.

Tài sản ngắn hạn khác là 6.435 trđ (chiếm tỷ trọng 25,79%), tăng 6.154 trđ (+2191,74%) so với năm 2007. Đây là khoản tiền ký cược ngắn hạn của công ty nộp vào các đơn vị bán hàng để đặt hàng như công ty TNHH Lê Hiền, công ty Hùng Linh, công ty TNHH Ngọc Linh,... Trong đó số tiền đặt cọc tại công ty Ngọc Linh là 2,75 tỷ đồng. Khoản tiền ký cược này đơn vị không dùng để thanh toán khi mua hàng mà là khoản đảm bảo về giá cả hàng hóa khi cần và mỗi lần nhận hàng đơn vị vẫn phải thanh toán đầy đủ theo số lượng mua hàng cho đơn vị bán hàng.

b. Tài sản dài hạn là 11.806 trđ (chiếm tỷ trọng 47,32%), tăng 4.759 trđ (+67,55%) so với năm 2007.

Trong cơ cấu tổng tài sản dài hạn, TSCĐ HH là 10.113 trđ, tăng 3.665 trđ (+56,84% so với năm 2007; trong đó nhà cửa vật kiến trúc 8.081 trđ, phương tiện vận tải truyền dẫn 997 trđ, máy móc thiết bị 1.036 trđ. Đối với quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của công ty, theo cách hạch toán của đơn vị là đã hạch toán vào tài sản cố định hữu hình như vậy là không đúng.

Tài sản dài hạn khác là 1.692 trđ (chiếm tỷ trọng 6,78%), trong đó đơn vị đã đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất ở khu công nghiệp Hòa Cầm và mua mỏ đá ở Nghệ An, Non Nước để khai thác đá vôi trắng, sả xuất bột trét tường.

Nhận xét: Qua phân tình hình tài sản của DN Ánh Minh, em nhận thấy sau khi phân tích CBTD cần có kết luận về tình hình cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản và đưa ra nhận xét việc đầu tư như vậy có xảy ra rủi ro gì nếu ngân hàng cho vay vốn không? Nếu cần dựa vào kinh nghiệm thẩm định báo cáo tài chính của các DN khác cùng ngành đưa ra một số gợi ý để DN thay đổi cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản để việc kinh doanh đạt kết quả tốt.

Nhìn chung, DN Ánh Minh chủ yếu đầu tư vào TSCĐ, HTK. Trong đó đầu tư vào TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, cụ thể: năm 2006 chiếm 56,419%, năm 2007 chiếm 49,818%, năm 2008 chiếm 40,534%. Việc DN Ánh Minh đầu tư vào TSCĐ ( nhà cửa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị) quá nhiều so với việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác, dẫn đến sẽ gặp khó khăn cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Vì vậy DN Ánh Minh cần chú trọng vấn đề này và nên đầu tư vào những TSCĐ mà thực sự cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh. HTK chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng

tài sản, HTK chủ yếu là vật liệu xây dựng, mua dự trữ cho các hợp đồng kinh tế nên cũng dễ tiêu thụ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn trong đó có vay ngắn hạn ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

1.4.2 Tổng nguồn vốn là 24.951 trđ, tăng 12.007 trđ (+92,76%). (Phụ lục bảng 2.3) a. Nợ phải trả là 16.182 trđ (chiếm tỷ trọng 64,85%), tăng 4.838 trđ (+42,65%), trong đó: Nợ ngắn hạn là 16.182 trđ (chiếm tỷ trọng 64,85%), tăng 4.838 trđ (+42,65%), trong đó:

+ Vay ngắn hạn là 12.736 trđ (chiếm tỷ trọng 51,04%) tăng 3048 trđ (+31,46%). Trong đó toàn bộ vay tại ngân hàng Việt Nam Thường Tín là 12.736 trđ. Đến thời điểm 31/12/2009 công ty không có nợ quá hạn, nợ gia hạn tại tổ chức tín dụng.

+ Phải trả cho người bán là 1.148 trđ (chiếm tỷ trọng 4,60%), tăng 641 trđ (+126,70%).

+ Các khoản phải trả, phải nộp khác là 2.00 trđ (tỷ trọng 8,02%), tăng 100 trđ so với năm 2007. Đây là khoản tiền ký cược của các đơn vị mua hàng đặt vào công ty để đảm bảo về giá hàng hóa khi cần mua

b. Nguồn vốn chủ sở hữu là 8.769 trđ (chiếm tỷ trọng 35,15%), tăng 7.169 trđ (+447,96%), trong đó.

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1000 trđ (chiếm tỷ trọng 4,01%), không đổi so với năm 2007.

+ Nguồn vốn khác của chủ sở hữu là 6.872 trđ (chiếm tỷ trọng 27,54%), đây là nguồn mượn tạm thời từ các cổ đông của công ty nên công ty đã không hạch toán vào vốn chủ sở hữu.

Nhận xét: cũng như phân tích tài sản, sau khi phân tích tình hình nguồn vốn CBTD nên kết luận về tình hình thay đổi cơ cấu huy động các nguồn tài trợ và đưa ra nhận xét về việc huy động nguồn tài trợ như vậy có tốt cho ngân hàng khi ngân hàng cho DN vay vốn không?

Nhìn chung, DN Ánh Minh huy động vốn chủ yếu bằng vay ngắn hạn ngân hàng, nên vay ngắn hạn ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn qua các năm, cụ thể: năm 2006 chiếm 52,3%, năm 2007 chiếm 87,64%, năm 2008 chiếm 51,04%. Như vậy DN Ánh Minh đã sử dụng vốn vay ngân hàng tương đối cao vào đầu tư kinh doanh, nếu rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ là chủ thể gánh chịu nhiều nhất.

1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. (Phụ lục, bảng 2.4)

Để thấy được tình hình tài chính của DN Ánh Minh, CBTD đã tính toán các chỉ tiêu tài chính và đưa ra các kết luận sau:

a. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 lần lượt là 0,81 và 0,07, năm 2007 là 0,52 và 0,11. Hệ số khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt.

b. Phân tích các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính.

Hệ số tự tài trợ của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 48%, 12%, 35%. Hệ số tự tài trợ cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty có thể trang trải một phần nhu cầu vốn; Hệ số này còn thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu của công ty.

Hệ số tài sản cố định qua 3 năm lần lượt là 1,18; 4,03; 1,15. Hệ số này giảm so với năm 2007, cho thấy tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng tài sản cố định.

c. Phân tích các chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động.

Hệ số vòng quay tài sản thể hiện một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này qua 3 năm lần lượt là: 1,34; 0,84; 0,75, mức độ hoạt động của tài sản kém hơn năm trước.

Vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm lần lượt là: 3,59; 2,26; 2,32, hệ số này tăng so với năm trước, chứng tỏ mặt hàng của công ty được tiêu thụ nhanh và có hiệu quả hơn so với năm trước.

Chu kỳ hàng tồn kho qua 3 năm lần lượt là 100,30; 158,95; 155,16. Chỉ số này giảm so với năm trước cho thấy việc quản lý hàng tồn kho của công ty có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, số ngày tồn kho còn khá cao do vậy doanh nghiệp nên cải thiện hàng tồn kho cho tốt hơn.

Thời gian thu hồi công nợ qua 3 năm lần lượt là: 24 ngày; 39 ngày; 29 ngày.Việc thu hồi công nợ đạt kết quả cao.

d. phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Hệ số tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA) tăng, năm 2006 và 2007 lần lượt là 8,07%; 4,50%: Trong năm 2008 tăng lên 6,31%. Hệ số này cho thấy việc sử dụng và quản lý tài sản của công ty trong năm 2008 là hợp lý và hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) cũng tăng trong năm 2008. Từ 11,84% ở năm 2007 đã tăng lên 17,30% trong năm 2008. Hệ số này cho thấy 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh lời 17,30 đồng lợi nhuận.

Nhận xét: Trong phân tích tình hình tài chính của DN Ánh Minh, ngân hàng không đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng kiểm soát chi phí. Như đã nhận xét trong phần

phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và lý thuyết trong nội dung hướng dẫn phân tích các chỉ số tài chính, ngân hàng đã không chú trọng phân tích các khoản mục chi phí nên trong phần phân tích các chỉ số phản ánh tình hình tài chính của DN Ánh Minh cũng không có nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí cũng là điều tất nhiên. Với cách phân tích như vậy ngân hàng sẽ không biết được tình hình biến động và khả năng kiểm soát chi phí của DN và cũng không đánh giá đầy đủ được về tình hình hoạt động của DN.

1.4.4 Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn. (Phụ lục, bảng 2.5)

Để thấy được tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp Ánh Minh, cán bộ tín dụng đã phân tích như sau:

Trong năm 2008, công ty đã tăng các khoản sử dụng vốn như dữ trữ hàng tồn kho tăng 1.259 trđ, tăng đầu tư tài sản cố định 3.665trđ, tăng tài sản ngắn hạn khác 6.154trđ và tăng tài sản dài hạn khác 1.094 trđ. Để bù đắp cho các khoản tăng thêm đó công ty đã giảm dữ trữ tiền và tương đương 42 trđ, giảm các khoản phải thu ngắn hạn 125 trđ, tăng các khoản nợ ngắn hạn 4.838 trđ, tăng vốn chủ sở hữu 7.169 trđ. Công ty đã sử dụng một phần vốn lưu động để đầu tư cho tài sản dài hạn, điều này thể hiện công ty đã sử dụng vốn không an toàn, có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng vốn lưu động ròng âm.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng veittinbank (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w