Lưu ý sư phạm:

Một phần của tài liệu Giáo án tin 8 chuẩn (Trang 74 - 77)

- GV phải giúp học sinh làm từ cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước được thể hiện bằng câu lệnh pascal for...do, giống như các câu lệnh rẽ nhánh if...then, các câu lệnh for...do cũng có thể lồng nhau. Khi đó các biến <Biến đếm> trong câc câu lệnh lặp phải được khai báo như các biến khác nhau.

III/ Đồ dùng dạy học:

1/ Giáo viên:

- Giáo án, SGK, các bài tập thực hành, phòng máy ...

2/ Học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập...

III/ Hoạt động dạy học

1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài củ

- Cho học sinh nêu lại câu lệnh lặp sử dụng trong pascal và hoạt động của nó

3/ Nội thực hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1: Thực hành bài tập 1 SGK

GV hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chương trình viết trong SGK .

? Các nhóm thực hành gõ chương trình viết sãn trong SGK vào máy và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình, sau đó dịch chương trình và biết sữa lỗi nếu có. Đồng thời cho học sinh chạy chương trình với các giá trị được nhập lần lượt từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình.

GV quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn thường xuyên

GV nhận xét bài thực hành và kỷ năng thực hành của các nhóm học sinh sau bài thực

HS các nhóm đọc tìm hiêu chương trình viết trong SGK.

Các nhóm thực hành gõ chương trình vào máy tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh và sữa lỗi trực tiếp lên chương trình

Sữa lỗi xong và chạy chương trình với các giá trị 1, 2, 3....10 được nhập từ bàn phím Quan sát kết quả hiện lên màn hình.

Các nhóm quan sát và thảo luận chương trình và kết quả hiện trên màn hình

Các nhóm học sinh lắng nghe để sửa

hành bài tập 1 bài tập 2

HĐ 2: Thực hành bài tập 2 SGK

GV hướng dẫn học sinh cách chỉnh sữa để làm đẹp kết quả trên màn hình

Ta thấy kết quả của chương trình nhận được trong bài tập 1 quan sát nhau nên khó đọc, các hàng kết quả không được cân đối với hàng tiêu đề.

Ta chỉnh sữa chương trình trên bằng cách chèn thêm một hàng trống giữa các hàng kết quả và đẩy các hàng này sang phải một khoảng cách nhất định cho cân với hàng tiêu đề

Hướng dẫn học sinh chỉnh sữa câu lệnh lặp của chương trình sau

For i:=1 to 10 do Begin

GotoXY(5,whereY); Writeln(N,' x ', i:2,' = ', N*i:3); Writeln; End.

* Lưu ý:

- Ta chỉ sử dụng câu lệnh GotoXY, WhereX và WhereY sau khi khai báo thư viện Crt của pascal.

- Màn hình máy tính được chia thành các cột các hàng, được tính bắt đầu từ góc bên trái.

Ví dụ: Câu lệnh GotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về, cột a, hàng b.

- Sữa câu lệnh lặp ở bài tập 1 và chạy lại chương trình với các giá trị 1, 2, 3...10 nhập từ bàn phím.

- Quan sát kết quả và so sánh với kết quả khi chạy bài tập 1

GV nhận xét và chốt lại

HS các nhóm lắng nghe giáo viên hướng dẫn

HS các nhóm thảo luận

HS quan sát chương trình ở bài tập 1

HS dịch chương trình bài tập 1 lần nữa và chạy lại chương trình với các giá trị 1, 2, 3...10 quan sát kỷ kết quả hiện lên màn hình

HS sữa lại câu lệnh lặp trong chương trình ở bài tập 1 theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Các nhóm học sinh lắng nghe các lưu ý giáo viên đưa ra

Các nhóm HS ghi bài. HS ghi bài

HS dịch lại chương trình vừa sữa và quan sát lỗi nếu có.

HS chạy lại chương trình với các giá trị 1, 2, 3...10 nhập từ bàn phím và quan sát kết quả trên màn hình.

So sánh kết quả của bài tập 1 và bài tập 2 và rút ra nhận xét

HĐ 3: Thực hành bài tập 3 SGK

GV hướng dẫn học sinh thực hành câu lệnh lặp lồng nhau ở bài tập 3: In ra màn hình các số từ 0 đến 99 theo dạng bảng như (hình38-SGK)

GV cho các nhóm học sinh gõ chương trình viết trong SGK, tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh viết trong chương trình

- Sau đó dịch chương trình và sữa lỗi nếu

HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn

HS quan sát SGK và chương trình viết trong SGK.

HS thực hành gõ chương trình vào máy, dịch và sữa lỗi tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh.

- Chạy chương trình và quan sát kết quả trên màn hình.

- Sử dụng thêm các câu lệnh để làm đẹp kết quả in ra trên màn hình là Goto(a,b) để điều chỉnh cột, hàng một cách tương đối

- So sánh kết quả in ra màn hình trước và sau khi thêm câu lệnh Goto(a,b), rút ra nhận xét

GV nhận xét lại kết quả và chốt lại

HS cho chạy chương trình và quan sát kết quả in trên màn hình

Gõ thêm câu lệnh Goto(a,b) vào chương trình và chạy lại quan sát kết quả.

HS chạy chương trình và so sánh kết quả HS các nhóm thảo luận và rút ra nhận xét.

HĐ 4: Tổng kết

GV: tổng kết lại nội dung bài thực hành 1. Cấu trúc lặp với số lần biết trước được thể hiện bằng câu lệnh for...do

2. Giống như câu lệnh rẽ nhánh if...then, câu lệnh for...do cũng có dạng lồng trong nhau, khi đó biến đếm trong các câu lệnh khác nhau.

3. Câu lệnh GotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b, WhereX cho biết số thứ tự cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trở

4. Có thể kết hợp câu lệnh GotoXY(a,b) với các hàm chuẩn WhereX và WhereY để điều khiển vị trí con trỏ trên màn hình

HS các nhóm quan sát SGK

Đại diện các nhóm đọc lại mục tổng kết

Ghi bài

Các nhóm thảo luận

HĐ 4: Cũng cố, dặn dò

GV: Cũng cố lại kiến thức toàn bộ bài thực hành.

Nhận xét đánh giá kỷ năng, thái độ thực hành của các nhóm học sinh, cụ thể từng học sinh một

- Khuyến khích cho điểm những học sinh thực hành tốt.

- Dặn HS về nhà đọc và tìm hiểu bài đọc thêm 1.Tính gần đúng số Pi., xem trước bài 8

HS các nhóm chú ý lắng nghe

HS lắng nghe và rút kinh nghiệm HS tiếp thu

Tiết 41 NS: 07/01/2009 ND: 19/01/2010 Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC

I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thõa mãn;

- Hiểu được câu lệnh lặp với số lần chưa xác định trước while...do trong pascal.

Một phần của tài liệu Giáo án tin 8 chuẩn (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w