Phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 47 - 50)

Trong bước 1, cán bộ tín dụng cần phải xác định rõ các nội dung sau:  Đánh giá năng lực của chủ đầu tư bao gồm: năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, môi trường kinh doanh.

 Đánh giá phương án hay dự án đầu tư.  Đánh giá bảo đảm tiền vay.

a) Đánh giá năng lực chủ đầu tư:

Nội dung đánh giá năng lực chủ đầu tư chủ yếu xoay quanh trả lời rằng chủ đầu tư có đủ khả năng đảm bảo nghĩa vụ tài chính khi khoản vay đến hạn đối với ngân hàng hay không bất kể các điều kiện khách quan và chủ quan tác động. Điều này liên quan đến một quy tắc khá nổi tiếng trong lĩnh vực tín dụng đó là quy tắc 6C ( Character- Capacity – Cashflow – Collateral – Conditions – Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.

Thứ nhất, Character bao gồm:

 Quan hệ vay trả đã qua: có quan hệ tín dụng và quan hệ giao dịch với các TCTD khác cụ thể là BIDV Thành Đô. Giá trị tín dụng ngắn hạn, luôn trả nợ đúng hạn, quan hệ tín dụng được đánh giá là tốt. Bên cạnh đó cũng có quan hệ tín dụng với MB và cũng được đánh giá là quan hệ tốt, luôn đúng hạn.

 Mục đích khoản vay hợp lý xuất phát từ nhu cầu thực có của doanh nghiệp: Bổ sung vốn lưu động thực hiện sản xuất kinh doanh các loại giấy theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011.

 Mục đích khoản vay phù hợp với chính sách tín dụng hiện thời của MB Long Biên.

 Căn cứ dự báo kế hoạch kinh doanh của khách hàng nhận thấy phương án kinh doanh có hiệu quả, khách hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện phương án và có thiện chí trả nợ.

 Tissue sông Đuống là công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có trụ sở tại 672 đường Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, có đại diện hợp pháp, có lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh không nằm trong các lĩnh vực cấm của pháp luật. Do đó, công ty Tissue Sông Đuống có năng lực pháp lý đầy đủ.

 Công ty Tissue Sông Đuống có năng lực hành vi do có người đại diện hợp pháp theo pháp luật, có khả năng thay mặt công ty ký kết hợp đồng tín dung.

Thứ ba, Cashflow: Tình hình doanh thu năm 2009, 2010:

Bảng 2.14: Doanh thu năm 2009, 2010 của Tissue Sông Đuống

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 2010 Kế hoạch 2011 Tỷ lệ tăng 2010/2009 (%) Tỷ lệ tăng 2011/2010 (%) Doanh thu 296.728 308.377 379.267 6.51 23 Lợi nhuận 12.670 6.475 1.563 (48.9) (75) Tổng tài sản 152.514 215.350

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tình hình doanh thu, của Công ty đang có những bước tiến mạnh.Cụ thể, trong năm 2010, tổng tài sản Công ty đầu tư là 215.350 triệu đồng, tăng 41.2% so với năm 2009 và kết quả đạt được doanh thu tăng 6%, và nhưng lợi nhuận giảm xuống 48% lý do là năm 2009 Công ty đã được Tổng Công ty Giấy Việt Nam đầu tư một dây chuyền sản xuất bột khử mực công suất 20.000 tấn/năm, chính thức đi vào hoạt động năm 2010, do là dây chuyền mới hoạt động nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác sản xuất và tiêu thụ bột DIP như chi phí hóa chất thử nghiệm, xử lý về môi trường, cộng với sản xuất không đạt công suất thiết kế dẫn đến kết quả SXKD của năm 2011 thấp hơn năm 2009. Dự kiến trong năm 2011, doanh thu của công ty tăng lên 379.267 triệu đồng tăng 23% so với năm 2011, trong khi tình hình cạnh tranh trên thị trường về các sản phẩm tiêu thụ và giá cả nguyên liệu đầu vào đồng loại tăng nhưng giá bán sản phẩm giấy Tissue tăng chậm, do sức cạnh tranh tiêu thụ tương đối lớn, lợi nhuận năm tới dự tính là 8.3 tỷ đồng nhưng riêng SXKD bột DIP lỗ 6.6 tỷ đồng do giá thành sản phẩm, tiêu hao vật tư và dây chuyền mới vận hành… Do vậy lợi nhuận dự kiến năm 2011 đạt 2.085 tỷ đồng.

Thứ tư, Collateral: Bảo đảm tiền vay theo phương thức thế chấp HTK luân chuyên (bao gồm các loại giấy thành phẩm như sản phẩm giấy vơ, tập; sản phẩm giấy Tissue cuộn lớn, Tissue thành phẩm, sản phẩm hàng mộc và sản phẩm gỗ dán, nguyên liệu, sản phẩm dở dang. Trị giá tài sản tại mọi thời điểm luôn đảm bảo tỷ lệ giá trị TSBĐ/ dư nợ thực tế tối thiểu là 125%.

Biện pháp quản lý TSBĐ:

 Kí hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy đinh.

 Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với Hàng hóa tồn kho luân chuyển và chuyển quyền thị hưởng bảo hiểm duy nhất không hủy ngang cho MB.

 Định kỳ hàng tháng yêu cầu công ty cung cấp báo cáo tồn kho (kho thành phẩm, kho nguyên liệu)

 Định kỳ 03 tháng 01 lần hoặc đột xuất sẽ tiến hành kiểm đếm theo phường thức chọn mẫu và ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản.

Thứ năm, Conditions: mô hình các yêu tố cạnh tranh:

 Tissue Sông Đuống có sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh và khẳng định vị thế trên tị trường nhiều năm liền.

 Đối tác đầu vào đa dạng, uy tín do đó ít chịu ảnh hưởng khách quan thay đổi do nhân tố bên ngoài tác động.

 Phương thức thanh toán đầu vào đa phần là chuyển khoản trong nước do đó không gặp rủi ro về tỷ giá…

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng.

Thứ sáu, Control: các thay đổi trong luật pháp và quy chế không gây ảnh hưởng xấu đến người vay. Yêu cầu tín dụng của người vay đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng. Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn, hợp lý, hợp lệ.

b) Đánh giá bảo đảm tiền vay:

 Giấy tờ pháp lý chứng minh TSBĐ phù hợp  Tài sản có khả năng phát mại cao

 Thuộc đối tượng tài trợ của MB

 Khách hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện phương án.  Phương án kinh doanh có hiệu quả.

 MB quản lý chắc chắn được khoản thu của phương án.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 47 - 50)