Nâng cao công tác kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 63 - 65)

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng thương mại là hai mặt luôn song hành với nhau và chúng ta không thể loại bỏ được các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Có nhiều loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ứ đọng vốn….

Để đạt lợi nhuận cao đồng thời cải thiện được chất lượng tín dụng và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất thì MB Long Biên cần có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu, đồng thời không ngừng nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát để sớm phát hiện ra rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Ban kiểm soát và hỗ trợ tín dụng của MB Long Biên cần phải thực hiện quản lý rủi ro một cách hệ thống nhằm hỗ trợ phòng kinh doanh hoạt động mang lại hiệu quả.

MB Long Biên có thể áp dụng một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro như: - Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau, các loại khách hàng khác nhau, đối tượng cho vay khác nhau sẽ có các loại rủi ro khác nhau.

- Khi phát hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp vấn đề, công tác thu nợ gặp khó khăn, MB Long Biên phải nhanh chóng xử lý.

MB Long Biên nên lập phòng quản lý nợ xấu, xây dựng chính sách quản lý nợ xấu thích hợp. Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ. Liên kết các bên gồm Ngân hàng, khách hàng, chính quyền địa phương trong công tác thu và xử lý nợ.

Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng trả nợ thì MB Long Biên áp dụng các chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm thu lãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh để trả nợ.

Trong trường hợp gặp phải doanh nghiệp cố tình lừa đảo, chây ì việc trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng áp dụng các biện pháp: bán tài sản thế chấp, phong tỏa các tài khoản của khách hàng

Trong trường hợp do cán bộ của ngân hàng gây ra thì chính cán bộ đó phải chịu trách nhiệm bồi thường

- Duy trì sự phù hợp giữa nguồn và tài sản: để hạn chể được rủi ro do lãi suất gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần duy trì được khe hở lãi suất phù hợp. Nội dung chính là tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn của tài sản. Trong trường hợp có sự khác biệt lớn về kỳ hạn danh nghĩa thì Ngân hàng cần tính toán để tạo nên sự phù hợp về kỳ hạn đặt giá.

Quản lý rủi ro cần được kiểm soát chặt chẽ với các hoạt động khác của Ngân hàng. Việc đánh giá và kiểm soát rủi ro một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo không bỏ qua các cơ hội kinh doanh và thời gian quản lý sẽ ít hơn. Chính vì vậy, MB Long Biên cần cân nhắc tất cả các loại rủi ro sẽ gặp phải trong kinh doanh. Khi định hình được các loại rủi ro, Ngân hàng cũng cần tập trung để xác định rủi ro tiềm năng, cá biệt đối với từng ngành kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên xếp hạng các loại rủi ro theo xác xuất xảy ra và mức độ tác động. Sau khi rủi ro đã được phân loại, Ngân hàng cần phải với từng trường hợp cụ thể những chiến lược kiểm soát đặc biệt để giảm nhẹ hoặc tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Trong hợp đồng tín dụng, giữa MB Long Biên và khách hàng phải cam kết với nhau là khách hàng phải sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Song thực tế có những doanh nghiệp không tuân theo đúng những gì đã cam kết nên gây ra nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy, để an toàn cho những khoản cho những khoản vốn đã cấp ra thì Chi nhánh cần phải thường xuyên theo dõi các khoản vốn mình đã cấp cho khách hàng, phân tích tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp kịp thời các thông tin về quá trình sử dụng vốn vay để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra, nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w