Tập trung xử lý các khoản nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 56 - 57)

Theo như phân tích trên, tính đến thời điểm 31/12/2011 MB Long Biên đang đang có nợ quá hạn là trên 23tỷ (chiếm gần 1,5% tổng dư nợ). Đây là một kết quả không tốt của chi nhánh, nợ quá hạn cao dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro cao và thực trạng là các khoản nợ quá hạn của MB Long Biên hiện

tại đều là nợ quá hạn ở nhóm 2 do tại thời điểm làm báo cáo các khoản nợ xấu phần nào đã được xử lý hết. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ nhóm 2 cao như thời điểm hiện tại thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro dẫn đến nợ xấu và sau đó là mất vốn là rất cao, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng.

Chi nhánh cần khắc phục ngay tình trạng này, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hoàn trả phần đã trích lập dự phòng đã trích. Để thực hiện công việc này, chi nhánh cần thực hiện:

 Rà soát lại toàn bộ các khoản vay thuộc nhóm nợ quá hạn. Cử cán bộ quản lý các khoản nợ này sát sao đôn đốc khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó cần có các biện pháp tìm hiểu nguyên do khách hàng không trả nợ đúng hạn để có biện pháp gia hạn nợ hoặc biện pháp xử lý khác thích hợp. Có một điều khá thuận lợi cho MB Long Biên nói riêng và hệ thống NHTM nói chung là việc NHNN ra quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ. Theo đó thì các khoản nợ sau khi được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước đo nếu NHTM đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và khách hàng có khả năng trả nợ tốt sau khi đã điều chỉnh hoặc gia hạn nợ.

 Kiên quyết và sát sao thu hồi công nợ đối với khách hàng có nợ quá hạn mà không giải trình rõ nguyên nhân quá hạn hoặc không đề nghị điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ.

 Thành lập ban thu hồi công nợ tại chi nhánh trên cơ sở của phòng QHKH và phòng QLTD.

 Thận trọng đánh giá lại các khoản vay đặc biệt là nguồn trả nợ và TSBĐ. Nếu các khoản vay mất cân đối do nguồn thanh toán về chậm thì có thể cho vay thêm hoặc cơ cấu lại nợ trên cơ sở “lấy nợ nuôi nợ”. Nếu các khoản vay không có khả năng thanh toán, không có nguồn thì phải tiến hành kết hợp với công ty xử lý và khai thác nợ AMC của MB để xử lý TSBĐ ngay, tránh trường hợp kéo dài thời gian sẽ gây giảm giá TSBĐ>

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w