Thực hiện đúng quy trình tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng Quân Đội tiến

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 58 - 61)

Đội tiến tới nâng cao chất lượng thẩm định.

Trong quy trình tín dụng cần đặc biệt chú trọng đến bước 2: phân tích tín dụng hay thẩm định tín dụng. Công tác phân tích hay thẩm định có chính xác, đạt chất lượng cao thì mới đảm bảo cho ngân hàng lựa chọn được những phương án, dự án khả thi có mức sinh lời cao, an toàn và có khả năng trả nợ hợp lý. Trong quá trình thẩm định tín dụng cần tập trung phân tích các vấn đề sau:

Thứ nhất, năng lực pháp lý của khách hàng

 Ngân hàng đánh giá tư cách pháp lý của khách hàng thông qua các giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân hay thể nhân của khách hàng, cụ thể:

Khách hàng cá nhân, hồ sơ cần xem xét gồm: chứng minh nhân dân khách hàng, đăng ký kết hôn (với trường hợp đã kết hôn) hoặc chứng nhận độc thân (nếu chưa kết hôn), sổ hộ khẩu hoặc KT3 (tạm trú có thời hạn).

Khách hàng doanh nghiệp: đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, đăng ký mã số thuế, đăng ký mẫu dấu, chữ ký, các quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, Điều lệ doanh nghiệp...

Đặc biệt lưu ý: giấy ủy quyền cho người đại diện đơn vị giao dịch với ngân hàng; đối với những đơn vị hoạt động có điều kiện (ví dụ: kinh doanh gas, dược phẩm, taxi...) phải kèm những hồ sơ pháp lý đặc thù từng ngành nghề (giấy phép phòng chống cháy nổ, giấy phép kinh doanh dược phẩm, giấy cấp băng tần số vô tuyến...).

Thứ hai, về năng lực tài chính của khách hàng

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đối với khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đánh giá thông qua đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm 4 bản báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Một số chỉ tiêu cần lưu ý khi phân tích năng lực tài chính khách hàng doanh nghiệp:

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. + Nhóm chỉ tiêu về luân chuyển vốn. +Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn.

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính của khách hàng có 3 hệ thống bao gồm: báo cáo thuế, báo cáo nội bộ và báo cáo đối ngoại; do đó trước khi phân tích, cán bộ tín dụng cần chú ý xem xét tính chân thực của từng hệ thống để khắc phục những khó khăn bất cập khi kiểm chứng. Thông thường, xét duyệt tính chân thực, hợp lý của báo cáo tài chính cán bộ cần dựa trên ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng và tính phù hợp trong các khoản mục báo cáo…

Thông qua phân tích các báo cáo tài chính được cung cấp mà ở đây là phân tích các chỉ tiêu tài chính, Ngân hàng có thể có được bức tranh tĩnh về tình hình tài chính của khách hàng, phác thảo thêm bức tranh động thông qua phân tích dòng tiền của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ngân hàng sẽ có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên các con số của báo cáo tài chính là các con số của quá khứ và không phải lúc nào cũng phản ánh được tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai. Do đó, bên cạnh căn cứ

vào kết quả phân tích từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng còn cần phải biết thu thập và phân tích thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác như: từ các cơ quan quản lý, từ khách hàng và bạn hàng, từ các chủ nợ khác để có được đánh giá đúng đắn hơn.

Thứ ba, đánh giá năng lực kinh doanh

Thông qua phân tích các yếu tố về thị trường và sản phẩm, đánh giá nguồn lực và vật chất, đánh giá khả năng quản lý.

Thứ tư, đánh giá về môi trường kình doanh:

Đánh giá về môi trường kinh doanh bao gồm hai yếu tố: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

+ Môi trường vĩ mô đánh giá thông qua đánh giá mô hình PEST gồm 4 yếu tố: môi trường chính trị pháp luật (P), môi trường kinh tế (E), môi trường văn hóa- xã hội (S), môi trường công nghệ (T).

+ Môi trường vi mô: phân tích ngành và rủi ro của ngành thông qua xác đinh 5 yếu tố tác động bao gồm: nguy cơ gia nhập và giải thể, sản phẩm thay thế, quyền mặc cả của người mua, quyền mặc cả của nhà cung ứng và Cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường.

Thứ năm, đánh giá các phương án đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo có ý nghĩa rất quan trọng: là nguồn thu thứ hai để ngân hàng thu nợ khi khách hàng mất khả năng thanh toán các khoản nợ, là điều kiện bổ sung để khách hàng được vay vốn, là cơ sở gắn kết trách nhiệm của người đi vay với quá trình sử dụng vốn vay. Do đó, khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra cẩn thận các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hợp lệ, TSĐB được đăng ký giao dịch phải là Tài sản hiện đang không có tranh chấp tính đến thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, giá trị thị trường của TSBĐ trên cở sở định giá tài sản theo quy định hiện hành.

Có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng một tài sản đảm bảo để đi vay vốn ở nhiều ngân hàng. Vì thế, cán bộ tín dụng cần phải thật sáng suốt, tính táo trong việc thẩm định tài sản đảm bảo. Đồng thời phải xác định đúng giá trị tài sản đảm bảo để có thể xác định mức cấp tín dụng phù hợp.

Ngân hàng có thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn hay không phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của phương án vay vốn, tính khả thi và mức sinh lời của phương án. Có thể nói rằng đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định tín dụng. Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của phương án vay vốn, các cán bộ tín dụng trước hết phải có một sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực, ngành nghề đó, cũng như các quy định của Nhà nước có liên quan. Ngân hàng cũng cần có một đội ngũ cán bộ đứng ra làm tư vấn cho khách hàng từ khâu làm thủ tục, lên kế hoạch kinh doanh, lập phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Với những hoạt động như thế, ngân hàng vừa tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh có hiệu quả hơn và mang lại lợi nhuận cho chính ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Đánh giá hiệu quả của phương án ta cần xem xét tới các khía cạnh: + Những căn cứ pháp lý và kinh tế của phương án, dự án vay vốn. + Vốn tự có và vốn khác tham gia vào phương án, dự án vay vốn.

+ Tính khả thi của phương án vay vôn thông qua tính toán hiệu quả kinh tế, mức sinh lời của phương án, NPV,IRR của dự án vay vốn.

+ Phân tích khả năng vay trả và nguồn trả nợ của phương án kinh doanh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w