Kết quả kinh doanh của MB Long Biên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 30 - 42)

a) Tình hình huy động vốn:

Tuy không đem lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng cũng như số lương nguồn vốn của Ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh sinh lời khác. Hơn nữa thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đánh giá hệ số tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng mình.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của MB Long Biên Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL tuyệt đối CL tương đối CL tuyệt đối CL tương đối Theo đtượng KH 1,635,279.1 7 2,510,655.9 9 3,139,719.12 875,376.6 2 153.5% 629,063.13 125% TG dân cư 654,111.67 1,054,475.51 1,255,887.65 400,363.8 4 161.2% 201,412.14 119% DN và tổ chức KT 981,167.50 1,456,180.47 1,883,831.47 475,012.97 148,4% 427,651 129.4% Theo TG 1,635,279.17 2,510,655.99 3,139,719.12 875,376.8 2 153.53 % 1,504,439 192% Tiền gửi KKH 408,819.79 702,983.68 941,915.74 294,163.8 9 172% 238,932.06 134% Tiền gửi CKH 1,226,459.38 1,807,672.31 2,197,803.39 582,212.93 147% 390,131.08 121.6%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- MB Long Biên các năm 2009,2010,2011

Có thể thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh và tình hình huy động có xu hướng tăng khi so sánh tỷ trọng giữa năm này và năm khác.

Cụ thể, huy động trong các dân cư năm 2010 tăng 61.2% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 19% so với năm 2010. Con số này với các tổ chức kinh tế tương ứng là 48,4% năm 2010 và 29.4% năm 2011.

Nhìn chung, kết quả huy động vốn của MB Long Biên có xu hướng tăng dần qua các năm tuy nhiên năm 2011, xu hướng này có giảm đi một cách tương đối so với nằm 2010 vì quy định lãi suất trần 14% của Thống đốc NHNN.

Biểu đồ 2.2 : Lãi suất cơ bản các năm gần đây

Biểu đồ 2.3: Lãi suất tái chiết khấu qua các năm gần đây

Đơn vị: %

Trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh cần phải kể đến nguồn tiền huy động: ngoại tệ và VNĐ. Quán triệt các chính sách của NHNN, Chi nhánh đã những sự điều chỉnh, đặt lãi suất huy động ở các mức hợp lý. Theo đó huy động vốn bằng Vnđ luôn trên 80% tổng nguồn vốn. Riêng năm 2011, lượng vốn huy động bằng vnđ bằng 92% tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị: nghìn tỷ VNĐ

Nguồn: NHNN

b) Tình hình sử dụng vốn:

Nguồn huy động dồi dào có mức độ tăng trưởng đều qua các năm chính là cơ sở để chi nhánh có thể đẩy mạnh các hoạt động sử dụng vốn như đầu tư sinh lời vào chứng khoán, bất động sản, giấy tờ có giá; đa dạng hóa các danh mục đầu tư… Tuy nhiên, do tình hình kinh tế chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên hoạt động sử dụng vốn của MB Long Biên chủ yếu vẫn thiên về hoạt động cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả dư nợ cho vay của chi nhánh trong báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất 2009-2011.

Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay của MB Long Biên Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL tuyệt đối CL tương đối CL tuyệt đối CL tương đối

Tổng dư nợ

913,564 1,379,481 1,744,288 465,917 151% 364,807 126.4% Ngắn hạn 659,366 1,094,548 1,223,005 435,182 166% 128,457 112% Trung hạn 127,031 124,490 255,218 -2,541 98% 130,728 205% Dài hạn 127,167 160,443 266,065 33,276 126% 105,662 166%

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011

Năm 2009 tổng dư nợ đạt 913,564 triệu đồng. Năm 2010 tổng dư nợ đạt 1,379,481 triệu đồng tăng 51% so với năm 2009. Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 66% năm 2010 và 12% năm 2011; dư nợ trung hạn giảm 2% năm 2010 và tăng gấp đôi năm 2011; dư nợ dài hạn tăng 26% năm 2010 và tăng 66% năm 2011.

Nhìn chung hoạt động cho vay của Chi nhánh từ nguồn vốn huy động đảm bảo đúng với các quy định do NHNN quy định tại mục 5 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động thông tư số 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.

Cụ thể, dư nợ cho khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.3: Dư nợ thời điểm đối với các tổ chức cá nhân

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 KHCN 95,924.20 209,681.16 279,086.14 Sản xuất 47,002.86 44,033.04 198,151.16 Tiêu dùng 48,921.34 165,648.12 80,934.98 KHDN 817,639.58 1,169,800.15 1,465,202.26

Vốn lưu động 583,794.66 842,373.09 1,110,623.31

Mua ô tô 58,052.41 98,614.15 109,890.17

Tài trợ dự án 175,792.51 228,812.91 244,688.78

Cơ cấu tỷ trọng dư nợ theo đối tượng ta thấy tỷ trọng dư nợ lớn là doanh nghiệp (chiếm bình quân trên 80%).

Tỷ trọng dư nợ đối tượng khách hàng cá nhân tăng dần qua các năm, từ 10% năm 2009 tăng lên mức 16% năm 2010 và xấp xỉ 20% năm 2011. Bản chất số dư tuyệt đối của khách hàng cá nhân vẫn tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ của khách hàng cá nhân không cao như khách hàng doanh nghiệp, nguyên nhân cuối năm 2010 MB Long Biên đã tiếp cận được một số doanh nghiệp lớn và đã thúc đẩy được dư nợ khối CIB tăng cao.

Đối với các sản phẩm tín dụng cá nhân, tại MB Long Biên cơ bản vẫn là những sản phẩm truyền thống: cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay mua và sửa chữa nhà cửa, cho vay lương (tín chấp), tiêu dùng, vay cầm cố giấy tờ có giá... Điều này xuất phát từ chính thị trường mang lại, mặc dù cùng nằm trên địa bàn Hà Nội, nhưng mặt bằng chung quận Long Biên vẫn còn một khoảng cách (từ mặt bằng dân trí, thu nhập, cơ sở hạ tầng, vật chất...) đối với các quận nội thành, do đó mặc dù các sản phẩm cá nhân đã được phát triển rất nhiều nơi nhưng vẫn chưa phát triển được tại thị trường Long Biên như sản phẩm cho vay du học, thấu chi.

Đặc thù thị trường Long Biên là nơi tập trung nhiều cửa hàng, showroom bán ôtô, MB Long Biên đã phát triển rất tốt sản phẩm này, hiện nay MB Long Biên đã ký hợp đồng liên kết với các đơn vị như ôtô Trường Hải, ôtô Đức Giang, Autoworld... qua đó, các đơn vị sẽ giới thiệu khách hàng tới ngân hàng sẽ tài trợ nhu cầu vốn cho khách hàng đến mua.

Đối với các sản phẩm doanh nghiệp: MB Long Biên đã thực hiện đúng theo chủ trương nghành mà Hội sở đưa ra và kết hợp với những ngành có thế mạnh tại địa bàn.

Ngoài xác định chiến lược kinh doanh, ngành nghề, thị trường, khách hàng, Thông thường, cuối quý IV của năm trước Hội sở sẽ có một định hướng tín dụng cho toàn hệ thống trong năm tiếp theo, tùy từng biến động cụ thể thì định hướng này có được điều chỉnh cho phù hợp, thông thường điều chỉnh theo quý, trong trường hợp không có sự biến động nào đáng kể, chính sách tín dụng sẽ được giữ nguyên cho đến hết năm.

Nhiệm vụ này sẽ được khối Quản trị rủi ro Hội sở đưa ra trên cơ sở định hướng của ủy ban Ancor, nội dung chính của định hướng tín dụng trong từng giai đoạn ngắn (khoảng 1-2 năm) bao gồm :

Quy mô tín dụng Cơ cấu thời hạn vay

Các ngành nghề khuyến khích, hạn chế hay tạm dừng tiếp cận.

Ví dụ trong giai đoạn 2009- 2010, cơ quan hội sở cũng đưa ra một số định hướng, khuyến cáo một số ngành nghề sau : khuyến khích với các ngành nghề: Dầu khí, xăng dầu, ngành than, hóa chất, ngành công nghệ thông tin, viễn thông, ngành điện lực, y tế, dược phẩm, ngành giấy, ngành nông sản, dệt may, ôtô xe máy, ngành phân phối thương mại.

MB Long Biên có cơ cấu ngành nghề đa dạng, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ các ngành nghề không đồng đều. việc đa dạng nghành nghề giúp cho chi nhánh tránh được rủi ro ngành nghề, rủi ro trong việc tập trung quá lớn vào một ngành nào đó. Rủi ro này đã có bài học rất lớn cho các ngân hàng vào năm 2009, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, một loạt ngành nghề rơi bị biến động rất lớn và gây thiệt hại nặng nề cho ngân hàng, có thể kể đến ngành thép, vật liệu xây dựng, chứng khoán, bất động sản… mà hậu quả của nó hiện nay các ngân hàng vẫn đang phải gánh chịu.

Bảng 2.4. Dư nợ theo cơ cấu ngành nghề của MB Long Biên năm 2011

Đơn vị : triệu đồng

Ngành nghề Dư nợ quy đổi Tỷ trọng

Chăn nuôi, chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi 4,035.68 0.23%

Cho vay cá nhân 279,086.14 16.00%

Dịch vụ bưu chính, viễn thông 637.30 0.04%

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 843.24 0.05%

Kinh doanh vận tải biển, hàng không và kho bãi 347,963.80 19.95%

Kinh doanh vận tải bộ 2,023.79 0.12%

Sản xuất bao bì 843.24 0.05%

Sản xuất chế biến gỗ, lâm sản 168.65 0.01%

Sản xuất giấy 337.30 0.02%

Sản xuất giấy và in ấn 233,241.63 13.37%

Sản xuất hàng may mặc 168.65 0.01%

Sản xuất Inox 168.65 0.01%

Sản xuất thép 427,924.23 24.53%

Sản xuất thiết bị điện, sản phẩm điện tử và CNTT 91,745.08 5.26% Sản xuất thiết bị văn phòng, giáo dục, đồ gia dụng 35,079.00 2.01% Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu khí, hóa dầu 4,553.52 0.26%

Thương mại và dịch vụ 2,529.74 0.15%

Thương mại, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng 236,203.49 13.54% Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng 10,793.54 0.62% Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 8,263.80 0.47%

Xây dựng 49,245.52 2.82%

Xây dựng và thương mại 2,529.74 0.15%

#N/A (ngành nghề chưa xác định) 5,902.72 0.34%

Tổng cộng 1,744,288.45 100.00%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011

Qua bảng số liệu, ta cũng thấy tỷ trọng dư nợ tập trung chủ yếu vào: Khách hàng cá nhân 16%; Kinh doanh vận tải biển, hàng không, kho bãi (19.95%), Sản xuất giấy và in ấn (13.37%), Sản xuất thép (24.53%), Thương mại, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng (13.54%); dưới đó một số ngành nghề cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn như ngành Sản xuất thiết bị điện, sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin (5.26%), Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị giáo dục (2.01%) và ngành Xây dựng (2.82%).

Tỷ trọng dư nợ chính là ngắn hạn, chiếm bình quân trên 70% và có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2009 -2011 (giảm từ 72.18% năm 2009 xuống còn 70.11% năm 2011), nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng này là do định hướng của ngân hàng.

Như chúng ta đã biết trong giai đoạn khủng hoảng 2008 và đầu năm 2009 lãi suất huy động biến động không ngừng, cá nhân và các tổ chức không gửi tiền với kỳ hạn dài, để tránh rủi ro thanh khoản bản thân các ngân hàng cũng phải cân đối chiến lược cho vay cho phù hợp với quy mô và kỳ hạn huy động và đã định hướng giai đoạn này tập trung và ưu tiên cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung dài hạn. Chính vì thế, năm 2009 sang năm 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng đáng kể từ 72.18% lên 79.34%. Tuy nhiên sang đến năm 2011, kinh tế có vẻ ổn định hơn, định hướng của ngân hàng thay đổi dẫn đến tỷ trọng dư nợ của ngân hàng cũng có chút biến đổi nhỏ.

Xét về cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ.

Tỷ trọng cho vay VND chiếm tỷ trọng cao, bình quân đạt 80% và có chiều hướng biến động tăng qua các năm 2010, 2011 (tăng từ 76.2% năm 2009 lên 83.5% năm 2011), ngoài VND dư nợ các loại ngoại tệ khác tại chi nhánh Long Biên chủ yếu là USD và EURO.

Việc nhận nợ bằng đồng VND hay ngoại tệ phụ thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, chính sách tài chính của Chính Phủ và chính sách lãi suất của ngân hàng.

Theo luật quy định, đối với một đơn vị không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK hoặc có yếu tố nước ngoài sẽ không được kinh doanh ngoại tệ, đây là điều ngân hàng căn cứ để xác định đồng tiền nhận nợ cho khách hàng là VND.

Đối với doanh nghiệp hoạt động XNK, doanh nghiệp có hai hình thức lựa chọn, có thể nhận nợ bằng ngoại tệ trực tiếp hoặc bằng VND rồi thực hiện mua

ngoại tệ tại ngân hàng để thực hiện thanh toán theo phương án. Theo quy định của ngân hàng, khách hàng nhận nợ bằng đồng tiền nào khi đến hạn phải trả bằng đồng tiền đó. Khi đó lúc nhận nợ bằng VND, đến lúc trả nợ doanh nghiệp chỉ phải trả bằng đồng VND, khi nhận nợ bằng ngoại tệ, đến lúc trả nợ doanh nghiệp phải thực hiện mua ngoại tệ tại ngân hàng để thanh toán.

Trong khoảng 2 năm gần đây lãi suất VND thường cao hơn lãi suất ngoại tệ, tuy nhiên tỷ giá ngoại tệ lại biến động khó lường. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc khi nhận nợ là VND hay ngoại tệ là dựa vào lãi suất cho vay từng loại tiền và đánh giá tỷ giá biến động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho mình.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng Quân đội đang khuyến khích khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ ít có sự biến động tỷ giá (trừ USD và EURO), ngân hàng khuyến khích tăng tỷ trọng dư nợ VND: USD là 75%: 25%. Để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá ngân hàng đã đưa ra một loạt các biện pháp hoặc các gói sản phẩm đồng bộ như: mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn, khuyến khích nhận nợ bằng ngoại tệ ít có sự biến động tỷ giá (ví dụ: JPY, ), SWAP lãi suất…

c) Tình hình cách hoạt động dịch vụ khác:

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh khác

Đơn vị: triệu VNĐ Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL tuyệt đối CL tương đối CL tuyệt đối CL tương đối Thanh toán L/C nhập 31.093 18.256 25.736 -12.837 -41,3 7.480 40,9 Thanh toán L/C xuất 25.439 23.516 8.506 -1.923 -7,5 -15.010 -63,8 Doanh số mua ngoại tệ 42.116 36.512 60.769 -5.604 -13,3 24.257 66,4 Doanh số bán ngoại tệ 42.299 36.627 60.964 -5.672 -13,4 24.337 66,4

Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho hoạt động thánh toán XNK của doanh nghiệp gặp khó khăn và giảm sút. Năm 2009 các doanh nghiệp vẫn còn bị ảnh hưởng nhưng đến năm 2010 và 2011 tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có được cải thiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại thực trạng là doanh số nhập khẩu tăng rõ rệt nhưng doanh số xuất khẩu năm 2011 lại giảm, điều này cho thấy hoạt động tài trợ thanh toán L/C của chi nhánh chưa thật sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.

Năm 2011 số lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tăng thêm 140 tài khoản nâng tổng số tài khoản của doanh nghiệp mở tại chi nhánh tăng từ 380 tài khoản lên 515 tài khoản. Trong đó có trên 20 doanh nghiệp kí hợp đồng sử dụng dịch vụ tả lương qua thường xuyên cho cán bộ nhân viên.

Về công tác mở rộng mạng lưới giao dịch: Năm 2011, chi nhánh đã tiến hành đặt thêm 4 máy ATM góp phần mở rộng cung cấp dịch vụ, nâng cao hình ảnh của MB Long Biên trên địa bàn.

d) Kết quả kinh doanh của MB Long Biên:

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cơ bản của MB Long Biên

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009-2011

Trong giai đoạn 2009-2011 nền kinh tế thế giới biến động không ngừng tình hình kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ những tác động xấu ngoài dự tính đó. Cộng với những đổi mới linh hoạt trong các chính sách điều hành của NHNN, MB Long Biên với định hướng chiến lược kinh doanh đúng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên (Trang 30 - 42)