Đánh giá thực hành của học sinh tiểu học về bệnh giun đ−ờng ruột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 77 - 80)

Chúng tôi đã phỏng vấn 765 học sinh tiểu học trong đó ng−ời dân tộc Tày và Dáy chiếm đa số.

Số học sinh không đại tiện vào hố xí của tr−ờng ở bảng 3.9 và bảng 3.10 chiếm 8,1% nh−ng có tới 17,8% số học sinh đại tiện xung quanh tr−ờng. Có tới 33,2% số học sinh không sử dụng hố xí ở nhà nh−ng có 37,6% số học sinh đại tiện ngoài v−ờn và ngoài đồng. Nh− vậy có một tỷ lệ nhỏ các em đại tiện ngoài hố xí trong khi ở tr−ờng và ở nhà vẫn có hố xí. Nguyên nhân là do một số điểm tr−ờng không có hố xí hoặc có hố xí nh−ng đã bị hỏng không sử dụng đ−ợc hoặc hố xí bẩn và có mùi hôi. Mặt khác do điều kiện kinh tế còn khó khăn, gia đình các em ch−a xây đ−ợc hố xí hoặc có xây hố xí nh−ng không hợp vệ sinh: có mùi hôi, nhiều ruồi muỗi. Nh− vậy, không phải học sinh không có ý thức đại tiện vào hố xí nh−ng do các tr−ờng, điểm tr−ờng và gia đình không có đủ hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh. Qua quan sát thực tế thực trạng hố xí tại địa ph−ơng chúng tôi thấy rằng ng−ời dân ch−a hiểu thế nào là hố xí. Họ cho rằng hố xí chỉ cần đào hố, sau đó che bằng vải m−a hoặc làm một cái lán ở bờ ao là đủ. Vì vậy cần xây dựng các công trình vệ sinh đáp ứng đủ về số l−ợng cũng nh− chất l−ợng cho học sinh. Đồng thời cần tích cực giáo dục ý thức đại tiện vào hố xí của học sinh hơn nữa. Ngoài ra cần tuyên truyền giúp ng−ời dân hiểu rõ hơn về hố xí hợp vệ sinh và có h−ớng dẫn ng−ời dân khi họ xây dựng hố xí.

So với nghiên cứu của Ngô Thị Tâm [35]năm 2005 ở cộng đồng dân tộc huyện Lak, tỉnh Dak Lak: tỷ lệ đại tiện quanh nhà là 54,16% cao hơn tỷ lệ không có hố xí là 43,87% chứng tỏ ng−ời dân ch−a có thói quen đại tiện vào hố xí.

Cũng một nghiên cứu khác tại tỉnh Dak Lak [33] năm 2009 cho thấy 72,5% ng−ời dân đại tiện ngoài hố xí.

Có 40,8% học sinh uống n−ớc lã trong đó số học sinh ở Tả Phời uống n−ớc lã (45,6%) cao hơn học sinh Hợp Thành (35,7%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Đa số học sinh uống n−ớc lã từ bể của gia đình (59,0%), 26,3% học sinh uống n−ớc lã từ bể của nhà tr−ờng. Khi phỏng vấn sâu các bà mẹ của học sinh chúng tôi thấy rằng họ đều biết uống n−ớc lã là không hợp vệ sinh nh−ng gia đình họ chỉ có bình nhỏ để đựng n−ớc, hơn nữa họ bận việc đồng áng nên không phải lúc nào cũng có đủ n−ớc đun sôi để nguội cho trẻ uống. ở nhà tr−ờng lại không có n−ớc uống cho học sinh. Vì vậy cần có sự hỗ trợ về kinh phí để có n−ớc uống cho học sinh tại các tr−ờng học đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của ng−ời lớn trong gia đình để có đủ n−ớc sạch cho trẻ uống.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ăn rau sống ở cả hai xã đều thấp, chiếm 8,6%. So với nghiên cứu của Ngô Thị Tâm [35] thì tỷ lệ ăn rau sống của ng−ời dân cao chiếm 49,5%. Sở dĩ nh− vậy là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối t−ợng là học sinh tiểu học, việc ăn uống của các em phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Hơn nữa, ăn rau sống th−ờng phải ăn với bún chả, riêu cua, ... mới ngon mà cuộc sống của ng−ời dân nơi đây còn nhiều khó khăn không có điều kiện kinh tế và thời gian để ăn những món này.

Tỷ lệ học sinh rửa tay tr−ớc khi ăn là 84,8%, sau khi đại tiện là 83,3%. Nh− vậy còn một tỷ lệ đáng kể học sinh không chú ý hoặc không làm việc này. 46,9% học sinh rửa tay tr−ớc khi ăn bằng xà phòng cao hơn số học sinh rửa tay sau khi đại tiện bằng xà phòng (34,4%) là do có một tỷ lệ đáng kể

học sinh đại tiện quanh tr−ờng, ra v−ờn nhà, ra đồng nên không có n−ớc cũng không có xà phòng để rửa tay.

Móng tay là nơi tích trữ mầm bệnh từ đó theo đ−ờng tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể nh−ng cũng có tới 13,9% học sinh không cắt móng tay.

Đi chân đất là một trong những yếu tố thuận lơi cho ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập qua da nh−ng tỷ lệ học sinh đi chân đất ra đồng và đi quanh nhà vẫn còn cao (41,4% và 62,6%). Tỷ lệ học sinh đi dép đến tr−ờng cao chiếm 86,7% là do nhà tr−ờng có quy định không đ−ợc đi chân đất đến tr−ờng. Khi quan sát học sinh trong giờ ra chơi chúng tôi thấy phần lớn các em đi chân đất, khi đ−ợc hỏi thì các em nói để dép ở trong lớp. Trong phần phỏng vấn sâu các bà mẹ chúng tôi thấy họ chỉ biết đi chân đất là mất vệ sinh nh−ng do thói quen nên họ và con cái vẫn đi chân chất mặc dù trong nhà có đủ dép cho mọi thành viên.

Vì vậy, việc tuyên truyền cho cộng đồng từ bỏ những thói quen không có lợi là việc làm cần thiết và phải làm th−ờng xuyên, lâu dài. Đối t−ợng cần phải truyền thông tích cực là học sinh. Đây là nhóm đối t−ợng quan trọng, đông đảo và có sự hiểu biết hơn vì các em sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới để phổ biến cho cha mẹ và anh chị em mình.

Các hiểu biết về bệnh giun đ−ờng ruột của học sinh phần lớn là do giáo viên cung cấp chiếm 71,4%, sau đó là tivi chiếm 35,0%, cán bộ y tế thôn bản cũng đóng góp một phần không nhỏ (24,6%). Tỷ lệ học sinh đọc báo và nghe đài thấp là do học sinh không có tiền mua báo và ng−ời dân hiện nay cũng ít sử dụng đài. Vì vậy cần th−ờng xuyên tập huấn bổ xung kiến thức về bệnh giun đ−ờng ruột cho giáo viên để kịp thời cung cấp cho học sinh cũng nh− h−ớng dẫn các em thực hành tốt vệ sinh cá nhân nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm giun và tác hại do giun gây ra cho học sinh nói riêng và cộng đồng dân c− nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)