Tỷ lệ nhiễm giun đ−ờng ruột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 70 - 75)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun của học sinh ở hai tr−ờng tiểu học Hợp Thành và Tả Phời là 59,1%, cao nhất là nhiễm giun đũa 47,6%, tiếp đến là nhiễm giun tóc 17,3%, thấp nhất là nhiễm giun móc/mỏ 9,5%. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện tự nhiên sinh địa cảnh và thời tiết khí hậu thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng phát triển mạnh (Nhiệt độ trung bình trong năm 20,220C, độ ẩm trung bình 86%, l−ợng m−a trung bình 172,3mm), phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, ý thức vệ sinh còn kém, còn thiếu nhiều công trình vệ sinh, bón ruộng bằng phân t−ơi, chăn nuôi gia súc thả rông, mức sống trung bình còn thấp, giáo dục y tế ch−a kịp thời và đầy đủ.

Tỷ lệ nhiễm chung, nhiễm giun đũa, giun tóc của tr−ờng tiểu học Hợp Thành (57,6%, 43,5%, 15,9%) thấp hơn so với tr−ờng tiểu học Tả Phời (60,5%, 51,4%, 18,5%), riêng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở Hợp Thành cao hơn (10,5% so với 8,6%), trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa ở hai tr−ờng khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

So sánh với một số kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng tôi thấy nh− sau:

Năm 2003, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và CS tại 3 xã miền núi thuộc 3 huyện Bảo Yên, Văn Bàn và Than Uyên tỉnh Lào Cai cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 88,7%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 33,5%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 67,1%[8].

Năm 2005, một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Đề đ−ợc tiến hành tại 3 xã miền núi huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, nơi tập quán sinh hoạt, canh tác còn lạc hậu, tỷ lệ nhiễm cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, nhiễm giun chung là 90,5%, trong đó nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ cao nhất 77,3%, giun móc/mỏ 65,7%, giun tóc thấp nhất 20,8% [9].

Nh− vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở nghiên cứu này cao gấp 1,6 - 1,9 lần tỷ lệ nhiễm trong nghiên cứu của chúng tôi, nh−ng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn rất nhiều (khoảng 7 lần), có thể do chúng tôi chỉ nghiên cứu trên học sinh tiểu học, các em ch−a phải làm công việc gia đình nhất là công việc đồng áng. Hơn nữa, các nghiên cứu trên đ−ợc tiến hành cách đây 7 - 10 năm khi đó tình hình vệ sinh ch−a đ−ợc cải thiện nhiều và kiến thức của ng−ời dân ch−a cao.

Theo báo cáo của Hán Đình Trọng, Trung tâm Phòng chống SR - KST - CT tỉnh Lào Cai (2009) [47] cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun chung (57,8%) t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm giun đũa trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (47,6% so với 40,40%) trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ thấp hơn (17,3% so với 24,50%; 9,5% so với 15,30%).

So sánh với kết quả nghiên cứu tại một số vùng trên cả n−ớc, chúng tôi thấy nh− sau:

Nguyễn Võ Hinh và CS [12] điều tra nhiễm GĐR tại 25 tr−ờng tiểu học Huế nằm trên địa bàn một huyện ven biển có núi từ năm 2002 - 2005. Ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun chung 70,21%, giun đũa 55,48%, giun tóc 26,71% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, riêng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều (37,33% so với 9,5%). Một nghiên cứu khác tại miền núi huyện A L−ới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao, nhiễm chung 66,18%, giun đũa 54,11%, giun móc/mỏ 36,47% [13]. Mặc dù đây cũng là nghiên cứu trên đối t−ợng là trẻ em nh−ng tỷ lệ nhiễm cao. Nguyên nhân là do vùng đồng bào dân tộc thiểu số ng−ời Pa Kô

và Ka Tu không có đủ 1 hố xí hợp vệ sinh cho mỗi gia đình sử dụng: 0,50 - 0,64 nhà tiêu hợp vệ sinh/ hộ gia đình. Ngoài ra nguồn n−ớc sử dụng chính ở đây là n−ớc giếng đào chiếm 41,40% và n−ớc suối chiếm 24%. Đây là điều kiện để các mầm bệnh từ chất thải của ng−ời l−u hành, phát triển, trong đó có các bệnh ký sinh trùng đ−ờng ruột.

Hoàng Thị Kim và CS [19] đã tiến hành xét nghiệm phân cho 200 học sinh tr−ờng tiểu học Trần Phú, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình (2000). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh trong tr−ờng là 63,2%, giun tóc là 54,7% cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, nh−ng tỷ lệ nhiễm giun đũa lại thấp hơn một nửa, đặc biệt là tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ thấp hơn rất nhiều (1% so với 9,5%). Theo tác giả đây là tr−ờng có hoạt động y tế tốt và hội cha mẹ học sinh nhiệt tình trong công tác chăm sóc sức khỏe của con em mình.

Kết quả nghiên cứu của Lê Thuận và CS năm 2005 [44] tại Quỳnh L−u, Nghệ An trên học sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ nhiễm chung rất cao chiếm 98%, giun đũa 83,6%, giun tóc 85,1% và giun móc/mỏ 30,3%. Nh− vậy tỷ lệ nhiễm giun ở đây đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả thì đây là vùng có trồng hoa màu và không có y tế học đ−ờng.

Qua xét nghiệm 295 mẫu phân cho trẻ em xã Hồng Vân, huyện A L−ới, tỉnh Thừa Thiên Huế [10] thấy rằng tỷ lệ nhiễm giun chung, giun đũa, giun tóc là t−ơng đ−ơng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (64,41%, 54,24%, 16,27% so với 59,1%, 47,6%, 17,3%). Riêng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (25%) cao hơn hai lần, có thể do trong nghiên cứu này ngoài đối t−ợng là học sinh tiểu học còn có đối t−ợng là học sinh trung học cơ sở, ngoài công việc học hành các em còn giúp đỡ bố mẹ trong việc đồng áng, chăn nuôi và hay đi chân đất nên tỷ lệ nhiễm nhiều hơn.

Một nghiên cứu cắt ngang vào tháng 6/2003 tại tỉnh Dak Lak thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 80,6%, tỷ lệ nhiễm giun đũa (22,2%) và giun tóc (4,4%) thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun

móc/mỏ rất cao (68,7%) [50].Theo tác giả có thể khí hậu của Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô không thích hợp với điều kiện phát triển của trứng giun đũa và trứng giun tóc nên tỷ lệ thấp. Trong khi đó ấu trùng giun móc/mỏ có khả năng chui sâu xuống đất để thích nghi với mùa khô hạn, chờ cho mùa m−a đến chúng tiếp tục phát triển. Hơn nữa đây là nghiên cứu trên đối t−ợng là trẻ em và ng−ời dân nên tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn do có liên quan đến mức độ tiếp xúc với đất. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở đối t−ợng ng−ời lớn cao hơn đối t−ợng trẻ em là phù hợp.

Lê Văn Xanh và CS [54] nghiên cứu tại Kiên Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung 15,59%, giun đũa 3,09%, giun tóc 6,44%, giun móc/mỏ 1,86%. Nh− vậy, cùng trên đối t−ợng là học sinh tiểu học nh−ng tỷ lệ nhiễm giun ở đây thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều.

Nh− vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc khác với tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ trong cùng một khu vực là do cách lây truyền của chúng khác nhau. Trứng giun đũa, giun tóc từ môi tr−ờng đất, n−ớc, rau quả, thức ăn, ... vào cơ thể theo đ−ờng tiêu hóa. Vì vậy, môi tr−ờng bị ô nhiễm trứng giun kết hợp với ý thức vệ sinh phòng bệnh kém thì tỷ lệ nhiễm cao. Nh−ng giun móc/mỏ vào cơ thể chủ yếu là do ấu trùng xuyên qua da. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ liên quan với mức độ tiếp xúc với đất, phân mà không có dụng cụ bảo hộ và sự ô nhiễm đất canh tác bởi ấu trùng giun móc/mỏ do thói quen sử dụng phân t−ơi trong nông nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu về hoạt động phòng chống giun sán trong các tr−ờng tiểu học của 39 huyện ở 11 tỉnh trong n−ớc cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp nhất ở thành phố Cần Thơ là 19,70% và cao nhất là Lục Yên, tỉnh Yên Bái [46]. Theo tác giả sự khác biệt trên phụ thuộc vào thực hành rửa tay tr−ớc khi ăn, sau khi đại tiện; th−ờng xuyên đi giày dép; thực hành ăn chín uống sôi; đặc biệt là phụ thuộc vào sự quan tâm của cha mẹ th−ờng xuyên cho uống thuốc tẩy giun định kỳ. Nh− vậy yếu tố uống thuốc tẩy giun định

kỳ là một trong những biện pháp quan trọng ảnh h−ởng đến tỷ lệ nhiễm giun. Nh−ng qua phỏng vấn sâu cha mẹ học sinh tại địa diểm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng học sinh chỉ đ−ợc tẩy giun theo các ch−ơng trình cấp thuốc miễn phí, còn các thành viên khác trong gia đình thì hầu nh− không đ−ợc tẩy giun. Họ còn có một số quan niệm sai lầm nh−: “uống thuốc tẩy giun thì mệt mỏi nên không uống”, “ruột rất mỏng nếu uống nhiều thì hại lắm, có khi lại thủng ruột”, “không tẩy giun thì cũng không sao”. Vì vậy, cần tích cực tuyên truyền để ng−ời dân hiểu rõ lợi ích của việc uống thuốc tẩy giun định kỳ và không có hại gì.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc ở tr−ờng Hợp Thành thấp hơn tr−ờng Tả Phời nh−ng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ lại cao hơn nh−ng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc ở nhóm lớp 1 - 3 (48,0%) cao hơn nhóm lớp 4 - 5 (46,9%), còn tỷ lệ nhiễm gium móc/mỏ thì t−ơng đ−ơng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhiễm giun đũa, giun tóc liên quan nhiều đến ý thức vệ sinh cá nhân, còn nhiễm giun móc/mỏ liên quan nhiều đến việc tiếp xúc với phân và đất. Trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do học sinh lớp 1 - 3 ch−a có ý thức vệ sinh bằng các học sinh lớn nên tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc cao hơn.

Cả hai tr−ờng đều có tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở nam cao hơn ở nữ nh−ng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nữ lại cao hơn nam không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Thân Trọng Quang (2009) [33] ở Đak Lak. Nghiên cứu của chúng tôi khác các tác giả khác: tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc ở nam thấp hơn nữ [30] hoặc tỷ lệ nhiễm giun tóc ở nam thấp hơn nữ [13] hoặc tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nam cao hơn nữ [19].

Theo nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [52], nữ giới có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nam giới (36,5% so với 25,6%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Theo Lê Thị Tuyết, nguyên nhân là do phụ nữ

th−ờng xuyên làm công việc vun xới, trồng tỉa và làm những công việc xáo trộn với phân, đất nhiều hơn nam. Nh−ng sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể nói rằng ch−a có sự phân công lao động giữa nam và nữ ở học sinh tiểu học.

Đa số học sinh ở cả hai tr−ờng Hợp Thành và Tả Phời nhiễm 1 loại (76,3%) , nhiễm 2 loại chiếm tỷ lệ thấp (21,5%), nhiễm 3 loại với tỷ lệ không đáng kể (2,2%). Do tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ trong nghiên cứu của chúng tôi không cao nên đơn nhiễm 1 loại giun là chủ yếu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Ngô Thị Tâm: nhiễm 1 loại chiếm tỷ lệ cao nhất 79,60%, nhiễm 2 loại 17,86%, nhiễm 3 loại 2,60% [35] và các tác giả khác [1], [4], [19], [33], [50], [54],.

So sánh với kết quả điều tra của Vũ Thị Bình Ph−ơng [30], Lê Thi Tuyết [52] tại Thái Bình và của Lê Thuận tại Nghệ An [44] thì tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại giun là chủ yếu chiếm 73,9% , 68,3% và 54,35. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun phụ thuộc vào tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ. Nơi nào có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao thì nơi đó có tỷ lệ nhiễm phối hợp 3 loại giun cao. Điều này thể hiện rõ ở trẻ em vì tỷ lệ nhiễm giun móc thấp hơn ng−ời lớn nên tỷ lệ nhiễm phối hợp 3 loại giun ở trẻ em rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 70 - 75)