C−ờng độ nhiễm giun đ−ờng ruột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 75 - 77)

Kết quả nghiên cứu c−ờng độ nhiễm trung bình các loại giun đ−ờng ruột ở cả 2 tr−ờng tiểu học đều ở mức độ nhẹ: c−ờng độ nhiễm giun đũa cao nhất với số trứng giun đũa trung bình trong 1 gam phân là 3.550,0, số trứng giun tóc trung bình trong 1 gam phân là 843,6 và c−ờng độ nhiễm giun móc/mỏ thấp nhất với số trứng giun móc/mỏ trung bình trong 1 gam phân là 540,5.

So sánh 2 tr−ờng với nhau thì c−ờng độ nhiễm giun đũa và giun tóc ở Hợp Thành (4.541,2 và 1.106,4) cao hơn Tả Phời (2.763,9 và 631,2) nh−ng

c−ờng độ nhiễm giun móc/mỏ thấp hơn (430,2 so với 667,1). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

So với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bình Ph−ơng [30], c−ờng độ nhiễm giun đũa > 14.000 trứng/1 g phân, giun tóc > 810 trứng/1 gam phân, giun móc/mỏ > 173 trứng/1 gam phân cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn: nhiễm chung 95,4%, giun đũa 92,5%, giun tóc 77,2%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Tuyết tại Thái Bình [52].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Toàn [46], học sinh tiểu học ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái có c−ờng độ nhiễm giun đũa (1.954 trứng/1 g phân), giun tóc (92 trứng/1 g phân) và giun móc/mỏ (111,8 trứng/1 g phân) thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Một nghiên cứu khác ở học sinh tiểu học xã Hồng Vân, huyện A L−ới (2005) [13] cho thấy c−ờng độ nhiễm giun đũa là 1.176,76 trứng/1 g phân, giun tóc là 23,62 trứng/1 g phân, giun móc/mỏ là 56,76 trứng/1 g phân thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thi Việt Hòa [14] ở học sinh tiểu học Ninh Bình cho thấy c−ờng độ nhiễm lần l−ợt của 3 loại giun: giun đũa 593,3 trứng/1 g phân, giun tóc 115,1 trứng/1 g phân, giun móc/mỏ 0,6 trứng/1 g phân.

Qua số liệu của các tác giả có thể nói rằng: loại giun nào có tỷ lệ nhiễm cao thì c−ờng độ nhiễm loại giun đó cũng cao t−ơng ứng.

Về mức độ nhiễm giun đ−ờng ruột chúng tôi thấy rằng cả 3 loại giun đều có mức độ nhiễm nhẹ là chủ yếu, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp và mức độ nặng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thuận và CS tại Nghệ An [37].

Theo nghiên cứu của Lê Văn Xanh (2003) [54] và Tạ Văn Chấn (2009) [2]: 100% các tr−ờng hợp nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ đều ở mức

độ nhẹ khác với nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Thị Kim [19] và L−ơng Văn Định [10]: các loại giun nhiễm chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, không có ng−ời nhiễm giun với c−ờng độ nhiễm nặng.

Với c−ờng độ nhiễm giun nh− trên là một điều rất có ý nghĩa về mặt dịch tễ học và bệnh học, nó sẽ góp phần làm giảm sự lan truyền bệnh trong cộng đồng và giảm tác hại của bệnh. Nh− vậy đã đáp ứng đ−ợc mục tiêu làm giảm c−ờng độ nhiễm để phòng chống các bệnh giun.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 75 - 77)