Tình hình nhiễm giun đ−ờng ruột trên Thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 26 - 28)

Bệnh giun đ−ờng ruột là bệnh phổ biến trên Thế giới, đặc biệt ở những n−ớc chậm phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2006), trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ ng−ời nhiễm giun đ−ờng ruột. Mỗi năm có 135.000 ng−ời chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm [76].

1.5.1.1.Tình hình nhiễm giun đũa

Bệnh giun đũa là bệnh giun phổ biến nhất và phân bố rộng khắp trên Thế giới. Trên Thế giới −ớc tính có 25% dân số nhiễm giun đũa và chủ yếu ở vùng nhiệt đới [28]. Trẻ em lứa tuổi học đ−ờng nhiễm rất cao, gần một nửa số trứng giun đũa thải ra môi tr−ờng là từ trẻ 12 - 15 tuổi [69].

ở các n−ớc châu Âu sau chiến tranh Thế giới thứ 2, tỷ lệ nhiễm giun đũa rất cao: ở cộng hòa liên bang Đức là 52%; ở Bồ Đào Nha là 40 - 80%; ở Tây Ban Nha là 21% ở trẻ em trên 10 tuổi; ở ý tỷ lệ nhiễm là 12 - 75%; ở Pháp, chỉ tính riêng trẻ em lứa tuổi đi học có tỷ lệ nhiễm là 17,8%; ở vùng nông thôn Hà Lan có nơi 45% nhiễm giun đũa [74], [36]. Sau khi tình hình kinh tế đ−ợc cải thiện kết hợp với điều trị và phòng bệnh làm cho tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ còn d−ới 1% [53].

Châu Mỹ La Tinh có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 8% [36].

Châu Phi có khí hậu nóng ẩm, đời sống nhân dân khó khăn nên tỷ lệ nhiễm vẫn còn 12% [36].

Châu á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, nhiều vùng tỷ lệ nhiễm giun đũa trên 50% [36].

Theo thống kê của TCYTTG, hàng năm có khoảng hơn 1 tỷ ng−ời nhiễm giun đũa và số chết do giun đũa gây nên là 60.000 ng−ời [6], [34].

1.5.1.2.Tình hình nhiễm giun tóc

Do sinh thái giống giun đũa nên ở nơi nào có bệnh giun đũa thì ở nơi đó có bệnh giun tóc [43]. Giun tóc phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi và vùng Đông Nam á. Nếu chỉ tính số ng−ời nhiễm, châu Phi có 28 triệu, châu á có 227 triệu, châu âu 34 triệu, Liên Xô cũ trên 27 triệu, Nam Mỹ 34 triệu [36].

Theo thống kê của TCYTTG, trên toàn cầu có 1,4 tỷ ng−ời nhiễm giun tóc và tử vong hàng năm là 10.000 ng−ời [6], [34].

Tình trạng tái nhiễm giun tóc ở ng−ời lớn cao hơn trẻ em, không nh−

giun đũa, trẻ em có khả năng tái nhiễm cao hơn ng−ời lớn [72].

1.5.1.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ

Bệnh giun móc/mỏ có phân bố khu trú rất rõ rệt trên Thế giới, có tỷ lệ bệnh cao ở các n−ớc nhiệt đới và bán nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm ở những vùng khí hậu ôn hòa và khí hậu lạnh thấp hơn, nh−ng ở những vùng này cũng có những ổ bệnh nghiêm trọng. Sự phân bố bệnh chênh lệch phụ thuộc vào yếu tố địa lý, khí hậu, nhân sự [37].

ở châu Âu, những khu trung tâm công nghiệp mỏ là những vùng bệnh th−ờng nghiêm trọng. Những vùng châu Âu có khí hậu nóng nh− ý thì tỷ lệ nhiễm có nơi lên đến 40%. Một số vùng thuộc Tây Ban Nha có tỷ lệ nhiễm là 34% trong đối t−ợng chủ yếu là nông dân [37].

ở châu Phi, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ thay đổi từ 30 - 90%. ở Tây Phi, tỷ lệ bệnh thay đổi từ 42-75%. ở Bắc Phi và Nam Phi, tỷ lệ bệnh không cao nh−ng có những ổ bệnh nhỏ [37].

Năm 1947, trên Thế giới có khoảng 384,3 triệu ng−ời nhiễm giun móc/mỏ trong đó Bắc Mỹ là 1,8 triệu ng−ời, Nam Mỹ 42 triệu ng−ời, châu Phi 40 triệu ng−ời, châu á 300 triệu ng−ời, châu Đại D−ơng là 0,5 triệu ng−ời [67], [75].

Năm 1964, TCYTTG thông báo có hơn 800 triệu ng−ời nhiễm giun móc/mỏ gồm một số n−ớc ở Nam Âu, Nam Mỹ, Đông Nam á, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, úc, ấn Độ, châu Phi và các quần đảo Thái Bình D−ơng. Đến năm 1984, số ng−ời nhiễm giun móc/mỏ trên Thế giới tăng lên 900 triệu ng−ời [7], [64].

Tại Geneva năm 1991, Z.S. Pawlowski công bố số ng−ời nhiễm giun móc trên Thế giới là 900 triệu ng−ời trong đó 685 triệu ng−ời nhiễm giun móc sống ở các n−ớc Đông Nam á [68].

Năm 1995, TCYTTG thông báo số ng−ời nhiễm giun móc/mỏ là 1,3 tỷ và số ng−ời chết do giun móc/mỏ hàng năm là 65.000 ng−ời [6].

Đến năm 2000, theo A. Montresor, số ng−ời bị nhiễm giun móc/mỏ với các dấu hiệu liên quan là 151 triệu ng−ời và tỷ lệ tử vong hàng năm là 65.000 ng−ời [34].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)