Tác hại của giun đũa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 35 - 37)

1.6.1.1. Tác hại do ấu trùng giun đũa gây ra

Trong chu kỳ phát triển ở ng−ời, ấu trùng giun đũa có giai đoạn chu du qua các cơ quan nội tạng và gây tổn th−ơng những cơ quan đó. Tổ chức mà ấu trùng đi qua có biểu hiện bệnh lý rõ hơn cả là phổi với hội chứng Loeffler. Tại đây, ấu trùng gây tổn th−ơng phế nang, chảy máu, đồng thời gây viêm, dị

ứng,... làm cho ng−ời bệnh có biểu hiện: ho khan, đau ngực dữ dội, bạch cầu ái toan tăng cao 30 - 40%, X quang phổi có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phế tr−ờng [43], [52]. Bệnh hết sau 6 - 7 ngày khi ấu trùng rời phổi lên vùng vòm, hầu miệng.

Nguyên nhân của những tổn th−ơng là do tác động cơ học kích thích của giun đũa, mặt khác do tính chất gây độc và dị ứng.

1.6.1.2. Tác hại do giun đũa trởng thành gây ra

Chiếm thức ăn

Giun đũa là loài giun có kích th−ớc lớn, th−ờng ký sinh với số l−ợng lớn nên tác hại chiếm thức ăn là lớn nhất đặc biệt là đối với trẻ em, đ−a đến tình trạng suy dinh d−ỡng đáng kể ở trẻ em.

Nghiên cứu trên trẻ em nhiễm giun đũa của P. S. Venkata và V. N. Patwardhan với số l−ợng trung bình 26 giun/1 trẻ, với chế độ ăn hàng ngày là 35 - 50 g protid thì mất đi 4 g protid/ngày. Ngoài ra còn gây rối loạn chuyển hóa protid [71].

Tác giả Tripathy và CS (1971) thấy 7,2% nitrogen và 13,4% chất mỡ trong khẩu phần ăn bị mất do giun khi nghiên cứu trên trẻ em từ 5 - 10 tuổi bị nhiễm giun đũa với số l−ợng trung bình 48 con/trẻ [73].

Ngoài chiếm thức ăn, giun đũa còn chiếm các sinh chất đặc biệt quan trọng nh− vitamin A, vitamin D của vật chủ. Để đánh giá khả năng hấp thụ vitamin A, Mabalanalis (1975) [63] tiến hành nghiên cứu trên 28 ng−ời thấy nồng độ vitamin A trong máu thấp hơn ng−ời đối chứng. Sau đó 14 ng−ời trong diện nghiên cứu đ−ợc tẩy giun thì l−ợng vitamin A của 3 ng−ời tăng lên rõ rệt.

Ngoài ra, giun đũa còn gây rối loạn hấp thu ở ruột. Tình trạng nhiễm giun kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa và trẻ em dễ bị suy dinh d−ỡng, chậm phát triển về thể chất và tinh thần [30].

Các biến chứng ngoại khoa

Giun đũa còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nh− biến chứng do giun di chuyển. Nguyên nhân th−ờng là do số l−ợng giun nhiều, do pH của ruột thay đổi hoặc do thuốc làm giun bị kích động, do ng−ời bệnh sốt cao, do ăn các chất kích thích (ớt, tỏi, hạt tiêu, ...), do điều trị không đúng hoặc khi chỉ có một giun hay nhiều giun cùng giới (đực hoặc cái).

Khi di chuyển vị trí, giun có khuynh h−ớng chui vào ống mật chủ, ống tụy gây cơn đau bụng dữ dội. Trong quá trình di chuyển từ ruột vào đ−ờng mật, giun có thể gây viêm: viêm đ−ờng mật cấp, viêm túi mật cấp, thủng đ−ờng mật, áp xe đ−ờng mật, nếu giun chui lên gan gây áp xe gan, viêm tụy cấp xuất huyết khi tắc ống Wirsung...

Có mối liên quan giữa giun chui ống mật và sỏi mật. Yếu tố ứ đọng mật phối hợp với trứng giun hay một phần xác giun bị tan rã, kèm theo men glucuronidase của vi khuẩn và của xác giun chết phóng thích ra làm mất khả năng liên hợp bilirubin, tạo điều kiện cho lắng đọng bilirubinat canxi và tạo thành sỏi.

Tắc ruột do giun thay đổi theo từng khu vực địa lý. ở những khu vực nhiễm nhiều giun đũa, tỷ lệ tắc ruột cao. Tắc ruột do giun chủ yếu gặp ở trẻ em. Hiện nay tắc ruột do giun có xu h−ớng giảm.

ít gặp viêm ruột thừa do giun đũa.

Năm 1962, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phải xử lý 115 tr−ờng hợp giun gây tắc ruột, 336 tr−ờng hợp giun chui ống mật [43].

Theo thông báo của Lê Văn Hốt và CS (1997), trong một cuộc phẫu thuật ở ổ bụng đã gặp một giun đũa dài 15 cm nằm ở hố chậu phải [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 35 - 37)