Tác hại của giun móc/mỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 38 - 41)

1.6.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ gây ra

Khi ấu trùng giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua da (th−ờng thấy nhất ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, ngón tay), ấu trùng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, biểu hiện là viêm da, còn gọi là bệnh “đất ăn chân”. Bệnh diễn biến 3 - 5 ngày rồi hết, nh−ng cũng có thể kéo dài hàng tuần [31].

Giai đoạn ấu trùng qua phổi gây nên hội chứng Loeffler, th−ờng nhẹ hơn ấu trùng giun đũa, gây viêm phế quản phổi không điển hình: ho, đờm có máu, sốt thất th−ờng. Hội chứng này chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi khỏi [38], [41], [64].

1.6.3.2. Tác hại do giun móc/mỏ trởng thành

Giun móc/mỏ tr−ởng thành ký sinh ở tá tràng và phần đầu ruột non là nơi rất giàu mạch máu. Ph−ơng thức hút máu của giun móc/mỏ rất lãng phí, sau khi hút no máu, giun móc/mỏ thải luôn máu ra hậu môn đồng thời tại chỗ hút máu, giun móc/mỏ tiết ra chất chống đông làm máu tiếp tục chảy sau khi giun móc/mỏ bỏ sang vị trí khác. Tình trạng này gây nên các triệu chứng lâm sàng toàn thân: gây thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, suy tim, ... [43], [68].

Thiếu máu

Theo Bộ môn Ký sinh trùng, khoa Y, Tr−ờng đại học Stanford (1945) - 1 con giun móc hút 0,2 - 0,34 ml máu/ngày.

- 1 con giun mỏ hút 0,03 - 0,05 ml máu/ngày.

Qua thực nghiệm, Cabresa và Adami thấy trong 1 ngày, 1 con giun móc hút máu gấp 5 lần 1 con giun mỏ. Rock có nhận xét, với ng−ời nhiễm 500 con giun móc thì mỗi ngày mất 40 - 80 ml máu [43].

Thiếu máu do giun móc/mỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: l−ợng sắt trong khẩu phần ăn uống, tình trạng dự trữ sắt, c−ờng độ nhiễm giun móc/mỏ và thời gian nhiễm bệnh. ở Nigeria, l−ợng sắt trong khẩu phần ăn cao (21 - 30 mg/ngày) ng−ời bệnh có biểu hiện thiếu máu nh−ợc sắc khi nhiễm trên 800 con giun móc [42]. ở Maritius, l−ợng sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày thấp (5 - 10 mg) thì chỉ cần nhiễm nhẹ, trung bình cũng có thể gây thiếu máu nặng [32].

Ngoài tác hại hút máu, giun móc/mỏ còn tiết ra chất chống đông máu và chất độc, ức chế cơ quan tạo máu sản sinh ra hồng cầu làm nặng thêm tình trạng thiếu máu của cơ thể vật chủ.

Thiếu máu do giun móc/mỏ là loại thiếu máu nh−ợc sắc: hồng cầu nhỏ, hồng cầu không đều [51]. Ngoài ra còn làm giảm protein, đặc biệt là gama - globulin [43]. ở một số vùng nhiệt đới, tình trạng thiếu máu do giun móc/mỏ kèm theo thiếu axít folic. Xét nghiệm thấy hemoglobin giảm còn 60 - 40%, hồng cầu giảm có thể xuống đến d−ới 1 triệu/ml và có hồng cầu dị hình. Bạch cầu chủ yếu là bạch cầu −a axít cũng tăng cao trên 50% nhất là lúc mới nhiễm, cũng có thể giảm ở cơ thể đã suy nh−ợc. Tỷ lệ sắt giảm nhiều trong máu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề [7] trên 478 ng−ời bị nhiễm giun móc/mỏ (tuổi từ 1 - 70) thấy: hồng cầu giảm 74,6%; hematocrit giảm 3,4%; sắt huyết thanh giảm 12,3%; bạch cầu ái toan tăng 76,1%; hemoglobin giảm ở ng−ời nhiễm giun nhẹ là 51,9% và hemoglobin trung bình là 9,7g/dl; ở ng−ời nhiễm giun móc nặng là 91% và hemoglobin trung bình là 8,8g/dl.

Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, phù nhẹ ở mặt và chân tay. Nghe tim thấy có tiếng thổi tâm thu cơ năng do thiếu máu. Mạch có thể nhanh [39], [40].

Suy tim

Thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim. Trong số bệnh nhân thiếu máu do nhiễm giun có 5 - 9% bệnh nhân suy tim [52]. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, mạch nhanh, có thể bị phù tr−ớc x−ơng chày, mắt cá. Triệu chứng tim xuất hiện sớm trên điện tâm đồ rồi đến X quang sau đó mới đến lâm sàng. Tình trạng suy tim chỉ đ−ợc giải quyết khi điều trị khỏi giun móc/mỏ.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa th−ờng xuất hiện sớm. Biểu hiện th−ờng gặp: biếng ăn, đau bụng vùng th−ợng vị không theo giờ giấc nhất định, đôi khi có ỉa lỏng. Khi nội soi dạ dày có thể thấy hình ảnh viêm loét tá tràng. Nguyên nhân của hiện t−ợng trên là do những kích thích cơ học, hóa học tại chỗ làm niêm mạc bị tổn th−ơng. Đa số ng−ời nhiễm giun móc/mỏ th−ờng bị đau

bụng, buồn nôn và nôn. Hội chứng viêm loét hành tá tràng th−ờng gặp đối với ng−ời bị nhiễm giun mỏ hơn là ng−ời bị nhiễm giun móc. Bệnh nhân có thể gầy sút, phân có lẫn máu đen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 38 - 41)