Tình hình nhiễm giun đ−ờng ruột ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 28 - 32)

Việt Nam là một n−ớc nhiệt đới, nóng, ẩm nằm ở vùng Đông Nam á. Nhìn chung đây là một n−ớc có điều kiện thuận lợi cho trứng GĐR phát triển. Mặt khác, Việt Nam là một n−ớc nông nghiệp có nền kinh tế đang phát triển, có nhiều phong tục, tập quán lạc hậu… Vì vậy, tình trạng nhiễm các loại GĐR là phổ biến và có tỷ lệ nhiễm phối hợp cao. Qua số liệu điều tra ch−a đầy đủ thu thập từ các tỉnh thành trên toàn quốc, −ớc tính có khoảng 60 triệu

ng−ời nhiễm giun đũa, 40 triệu ng−ời nhiễm giun tóc và 20 triệu ng−ời nhiễm giun móc/mỏ [6].

1.5.2.1. Tình hình nhiễm giun đũa

Bệnh nhiễm giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh giun đ−ờng ruột. Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR - KST - CT) Trung −ơng, bệnh phân bố rộng nh−ng tỷ lệ không đồng đều giữa các khu vực. Tỷ lệ nhiễm giun đũa đ−ợc phân bố nh− sau [6], [30], [35], [43]:

Miền Bắc: Miền Trung:

Vùng đồng bằng 80 - 95% Vùng đồng bằng 70,5% Vùng trung du 80 - 90% Vùng núi 38,4% Vùng núi 50 - 70% Vùng ven biển 12,5% Vùng ven biển 70% Miền Nam:

Vùng đồng bằng 45 - 60% Vùng Tây nguyên 10 - 25% Sự phân bố bệnh giun đũa ở Việt Nam qua các điều tra cơ bản thấy nổi lên những đặc điểm sau [22], [43]:

- Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, tỷ lệ cao hơn hẳn các bệnh giun sán khác, tỷ lệ chung khoảng 80%.

- Phân bố rộng khắp nh−ng không đồng đều giữa các khu vực, đồng bằng là nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất.

- Tỷ lệ nhiễm cao nh−ng c−ờng độ nhiễm không cao.

- Mọi lứa tuổi đều nhiễm, cao nhất là 5 - 9 tuổi, trẻ nhỏ 4 tháng tuổi đã tìm thấy trứng giun đũa trong phân.

- Không có sự khác nhau về c−ờng độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ. - Nhiễm giun đũa th−ờng phối hợp với các loại giun phổ biến khác (89% nhiễm từ hai loại giun trở lên).

- Tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng: sau 6 tháng tỷ lệ tái nhiễm là 68%. - Biến động: tỷ lệ nhiễm giun đũa có khuynh h−ớng tăng lên ở miền núi

và miền Nam do dân di c− từ miền xuôi đến các vùng kinh tế mới, mang theo cả tập quán dùng phân t−ơi bón ruộng và cây trồng.

1.5.2.2. Tình hình nhiễm giun tóc

Giun tóc có chu kỳ giống giun đũa, trứng giun tóc có vỏ dày, sức đề kháng cao ngay cả khi trứng đã có ấu trùng. Theo kết quả điều tra của Viện SR - KST - CT Trung −ơng [21], [43] tỷ lệ nhiễm giun tóc đ−ợc phân bố nh− sau:

Miền Bắc: Miền Trung:

Vùng đồng bằng 58 - 89% Vùng đồng bằng 27 - 47% Vùng trung du 38 - 41% Vùng núi 4,2 - 10,6%

Vùng núi 29 - 52% Vùng ven biển 12,7% Vùng ven biển 28 - 75% Vùng ven biển 68% Miền Nam: Tây nguyên 47%

Vùng đồng bằng 0,5 - 1,2%

Sự phân bố của giun tóc có một số dặc điểm khác với giun đũa:

- Tỷ lệ nhiễm và c−ờng độ nhiễm giun tóc thấp hơn giun đũa, tỷ lệ nhiễm chung khoảng 52%.

- Lứa tuổi [43]:

+ Lứa tuổi nhỏ d−ới 1 tuổi hầu nh− không nhiễm giun tóc. Nh−

vậy, giun tóc không nhiễm sớm nh− giun đũa. Nguyên nhân này có thể do mầm bệnh là trứng giun tóc có mật độ khuyếch tán ở ngoại cảnh thấp hơn so với trứng giun đũa.

+ Lứa tuổi 2 - 3 tuổi vẫn có mức độ nhiễm giun tóc thấp, chứng tỏ giun tóc th−ờng nhiễm muộn.

+ ở lứa tuổi trên 3 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tóc tuy tăng dần theo tuổi nh−ng không có hiện t−ợng tăng vọt và đột biến.

+ ở lứa tuổi từ 35 - 60 tuổi, giun tóc ch−a có những biểu hiện giảm tỷ lệ nhiễm. Điều này chứng tỏ miễn dịch đối với giun tóc không đáng kể. Mặt khác, tuổi thọ của giun tóc kéo dài nhiều hơn so với giun đũa nên giun

tóc khó tự hết và không có hiện t−ợng giảm nhiễm giun tóc tự nhiên theo tuổi. Smirnov cho rằng, tuổi thọ của giun tóc kéo dài khoảng 6 năm. Căn cứ vào đặc điểm tỷ lệ nhiễm giun tóc còn cao ở những ng−ời nhiều tuổi và tái nhiễm không hoàn toàn dễ dàng, có thể dự đoán tuổi thọ của giun tóc dài hơn thời hạn 6 năm nhiều.

- Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ là nh− nhau [43].

- Tỷ lệ tái nhiễm giun tóc thấp hơn: tái nhiễm 51% sau 6 tháng điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.2.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ

Việt Nam đ−ợc xếp vào vùng l−u hành giun móc/mỏ trên thế giới [22]. Viện SR - KST - CT Trung −ơng đã có kết quả điều tra nh− sau [21], [43]:

Miền Bắc: Vùng núi 66% Vùng đồng bằng 3 - 60% Vùng ven biển 69% Vùng trung du 59 - 64% Miền Nam:

Vùng núi 61% Vùng đồng bằng 52% Vùng ven biển 67% Vùng ven biển 68% Miền Trung: Tây nguyên 47%

Vùng đồng bằng 36%

Trong những năm gần đây, phân bố bệnh giun móc/mỏ có những đặc điểm khái quát sau:

- C−ờng độ nhiễm giun móc/mỏ nhìn chung không cao [7], [30], [35]. - Tỷ lệ nhiễm ở các vùng khác nhau là do tính chất thổ nh−ỡng: đất phù sa ven sông, đất màu, đất vùng ven biển có tỷ lệ nhiễm bệnh cao; điều kiện vệ sinh (sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, thói quen đại tiện bừa bãi) và tập quán canh tác (sử dụng phân ng−ời ch−a ủ để canh tác).

- Nghề nghiệp ảnh h−ởng lớn đến nhiễm giun móc/mỏ. + Nông dân có tỷ lệ nhiễm cao hơn ng− dân [23], [43].

+ Tỷ lệ nhiễm ở ng−ời trồng rau màu cao hơn ng−ời trồng lúa, nông thôn cao hơn thành thị, công nhân mỏ than cao hơn các nghề khác [30], [43], [52].

- Tỷ lệ nhiễm ở nữ cao hơn nam [43], [52].

- Tỷ lệ nhiễm và c−ờng độ tái nhiễm thấp hơn giun đũa và giun tóc. Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ tái nhiễm là 4,4%. Đây là đặc điểm rất quan trọng trong phòng chống bệnh giun móc/mỏ.

- Biến động: vẫn giữ tính chất khu trú ở từng địa ph−ơng, song có xu h−ớng giảm nhiều do ngày càng phát triển tập quán đi giày dép, có quần áo bảo hộ lao động, ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 28 - 32)