2.4.3.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ và c−ờng độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của học sinh [29], [55].
* Vật liệu, dụng cụ
- Kính hiển vi quang học.
- Lam kính khô sạch và lá kính.
- Lọ đựng bệnh phẩm: khô, sạch, phía ngoài lọ có dán nhãn ghi tên, tuổi và lớp học của học sinh.
- Que tre lấy phân. - Nút cao su.
- Mảnh cellophane kích th−ớc 26 x 28 mm.
- Nhựa plastic kích th−ớc 30 x 40 x 1,42 mm có lỗ đ−ờng kính 6 mm ở giữa.
- Mảng l−ới lọc bằng kim loại mềm. - Giấy thấm và găng tay.
* Hóa chất:
- Thành phần
N−ớc cất 100ml Glycerin nguyên chất 100 ml Dung dịch xanh Malachite (3%) 1ml Trộn đều các hỗn hợp nói trên.
- Các mảnh giấy cellophane đ−ợc ngâm vào dung dịch này 24 giờ tr−ớc khi sử dụng.
* Tiến hành
- Dùng que tre lấy khoảng 100 mg phân đặt lên giấy thấm. Đặt l−ới lọc lên và dùng que tre ấn nhẹ cho phân lọt lên trên l−ới.
- Gạt phân vào lỗ ở giữa nhựa plastic đã đặt trên phiến kính. Khi phân đầy lỗ, dùng que gạt bằng, bỏ nhựa plastic ra và để lại phân trên phiến kính.
- Đặt mảnh cellophane đã đ−ợc ngâm trong dung dịch nhuộm màu lên trên.
- Dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều đến rìa của mảnh cellophane. - Để tiêu bản ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 phút, sau đó đem soi d−ới kính hiển vi quang học với vật kính và thị kính 10.
- Đếm toàn bộ trứng có trong tiêu bản và nhân với 24 sẽ đ−ợc tổng số trứng trong 1 gam phân.
2.4.3.2. Kỹ thuật điều tra KAP
- Phỏng vấn trực tiếp các em học sinh bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục 2) gồm các câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu. Để giảm sai số trong phỏng vấn, chúng tôi tập huấn thành thạo kỹ thuật điều tra cho các điều tra viên là cán bộ của Bộ môn Ký sinh trùng Tr−ờng Đại học Y Hà Nội, các cán bộ của Trung tâm phòng chống SR - KST - CT tỉnh Lào Cai và giáo viên của 2 tr−ờng tiểu học.
- Cùng với phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quan sát vệ sinh cá nhân của học sinh và thực trạng vệ sinh ở địa ph−ơng.