Nhiễm giun đ−ờng ruột, nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ là rất phổ biến trong nhiều n−ớc. Trong đó, trẻ em lứa tuổi học đ−ờng là nhóm th−ờng bị nhiễm GĐR với tỷ lệ và c−ờng độ nặng nhất, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà tỷ lệ suy dinh d−ỡng của trẻ em khá phổ biến.
Tỷ lệ nhiễm GĐR cao ở trẻ em lứa tuổi học đ−ờng đã đ−ợc công bố ở nhiều quốc gia khác nhau nh−: Panama [57], Trung Quốc [57], Mỹ [63], Mexico [56], Colombia [60], ng−ời ta nhận thấy rằng tỷ lệ nhiễm GĐR đạt đỉnh điểm (70 - 95%) ở trẻ em 5 - 9 tuổi, sau đó giảm dần theo tuổi và đạt tỷ lệ thấp nhất (10 - 50%) ở nhóm ng−ời tr−ởng thành.
Một nghiên cứu ở trẻ học đ−ờng lứa tuổi 6 - 12 tuổi tại vùng nông thôn Malaixia, cách Kuala Lumpur 72 km đã phát hiện 87% trẻ nhiễm giun đũa [70].
ở Indonesia [61], tỷ lệ nhiễm giun trong số trẻ nghèo là 91%.
ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu điều tra tình hình nhiễm giun sán đã đ−ợc tiến hành trên cả n−ớc. Các bệnh GĐR có tỷ lệ nhiễm rất cao với tỷ lệ nhiễm phối hợp hai đến ba loại giun có thể tới 60 - 70%.
Theo Nguyễn Công Khanh [18] khi nghiên cứu 185 trẻ từ 7 - 12 tuổi ở Hà Tây cũ thấy tỷ lệ nhiễm GĐR rất cao chiếm 84,9%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa là cao nhất 78,9% rồi đến giun tóc 44,3% và giun móc 30,2%. Tỷ lệ nhiễm cùng một lúc hai loại giun khá cao, vừa nhiễm giun đũa và giun tóc là 23,2%, giun đũa và giun móc là 8,6% đặc biệt có tới 17,8% trẻ bị nhiễm đồng thời cả 3 loại giun.
Năm 1996, tại Thái Bình, hai tác giả là Trần Minh Hậu và Phạm Thảo H−ơng nghiên cứu ở học sinh từ 6 - 15 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm GĐR t−ơng đ−ơng nhau ở 2 giới trung bình là 74,31%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 61,02%, nhiễm giun tóc là 45,94%, học sinh nam nhiễm cao hơn so với học sinh nữ; tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,55% trong đó học sinh nữ nhiễm cao hơn học sinh nam [11].
Tác giả Hoàng Thị Kim và CS đã nghiên cứu trong 2 năm 1999 - 2000 trên 200 học sinh tiểu học ở Ninh Bình. Tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh là 63,2%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun tóc cao gấp hơn 2 lần nhiễm giun đũa, tỷ lệ nhiễm giun móc thấp chỉ chiếm 1% số học sinh đ−ợc xét nghiệm [19].
Kết quả nghiên cứu trong học sinh tiểu học tại huyện Quỳnh L−u, Nghệ An của tác giả Lê Thuận, Tr−ơng Mạnh và CS năm 2003 - 2005 cho thấy: tỷ lệ nhiễm GĐR là 98%, trong đó nhiễm giun tóc cao nhất 85,1%, giun đũa 83,6% và giun móc 30,3%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Có 54,3% nhiễm 2 loại giun trong đó nhiễm phối hợp giữa giun đũa và giun tóc là cao nhất (88%) và có 24,8% nhiễm cả 3 loại giun [44].
Tại huyện vùng cao biên giới A L−ới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trẻ em từ 5 - 14 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun chung là 66,18% trong đó nhiễm giun đũa chiếm 54,11%, giun móc/mỏ 36,47%, giun tóc 13,04% và nhiễm phối hợp 2 - 3 loại giun chiếm 28,26% [13].
Cũng theo Nguyễn Võ Hinh và CS [12], khi tiến hành điều tra nhiễm GĐR tại 25 tr−ờng tiểu học của tỉnh Thừa Thiên - Huế từ năm 2002 - 2005.
Học sinh tiểu học có tỷ lệ nhiễm giun chung 70,21%, nhiễm giun đũa 55,48%, giun tóc 26,71%, giun móc/mỏ 37,33% và nhiễm phối hợp 2 - 3 loại là 38,02%.
Nguyễn Thị Việt Hòa và CS đã tiến hành xét nghiệm phân trên 495 học sinh tiểu học tại thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa). Học sinh ở nhóm can thiệp có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 83,5%, giun tóc là 92,2%, giun móc/mỏ là 5,7%. Học sinh ở nhóm không can thiệp có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 87,5%, giun tóc là 98,9%, giun móc/mỏ là 51,3% [14].
Một điều tra cắt ngang đã đ−ợc Tạ Thị Tĩnh và CS tiến hành vào tháng 10/2004 tại tr−ờng tiểu học xã Xuân Khang, Nh− Thanh, Thanh Hóa. 512 học sinh đã đ−ợc xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato - Katz. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm GĐR là 87,7% trong đó nhiễm giun đũa là 46,3%, giun tóc là 73,4%, giun móc/mỏ là 39,5% [45].
Tác giả Lê Văn Xanh và CS thấy rằng học sinh tiểu học ở Kiên Giang có tỷ lệ nhiễm GĐR trung bình là 15,59% bao gồm giun đũa 3,09%, giun tóc 6,44%, giun móc/mỏ 1,86% [54].