Chiến l−ợc và giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 41 - 43)

Muốn phòng chống bệnh GĐR có hiệu quả cần giải quyết một trong ba mắt xích của quá trình lây nhiễm: nguồn bệnh, đ−ờng lây và khối cảm thụ.

1.7.2.1. Đối với nguồn bệnh

Phá vỡ mắt xích này là điều trị cho ng−ời bệnh, điều trị hàng loạt cho những vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhằm:

- Làm giảm tỷ lệ nhiễm và c−ờng độ nhiễm giun.

- Ngăn cản mầm bệnh đào thải từ nguồn bệnh ra ngoại cảnh.

1.7.2.2. Chống sự phát tán của mầm bệnh ra môi trờng

Mục tiêu phá vỡ mắt xích này là tiêu diệt trứng và ấu trùng giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Giải pháp này không có hiệu quả ngay lập tức đối với tác hại của bệnh nh−ng có lợi ích lâu dài cho việc phòng chống bệnh do: giảm hoặc ngăn cản lan truyền nhiễm bệnh và phòng tái nhiễm.

Cách tiến hành:

- Xây dựng hố xí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nh−: xây dựng và sử dụng hố xí hai ngăn, hố xí dội n−ớc,... phù hợp với từng cộng đồng.

- Quản lý phân, rác, n−ớc thải chặt chẽ.

- Không sử dụng phân t−ơi hoặc phân ủ ch−a kỹ để bón ruộng và bón hoa màu.

- Sử dụng n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng: diệt ruồi, nhặng,...

1.7.2.3. Bảo vệ ngời lành

Đây là biện pháp cơ bản để phòng chống bệnh GĐR nh−ng đây cũng là một vấn đề khó khăn do ng−ời dân khó thay đổi các phong tục tập quán liên quan đến vệ sinh môi tr−ờng.

Mục tiêu là:

- Giáo dục cho ng−ời dân hiểu biết rõ về bệnh GĐR: Nguồn bệnh, mầm bệnh, yếu tố nguy cơ mắc bệnh, tác hại, cách phòng chống để họ có thái độ và hành vi đúng trong công tác phòng chống bệnh GĐR.

- Động viên họ tham gia vào các hoạt động phòng chống: Xây dựng các công trình vệ sinh, có nếp sống cá nhân sạch sẽ trong sinh hoạt: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

Cách tiến hành: Kết hợp với nhà tr−ờng, các tổ chức xã hội, các đơn vị truyền thông,... đặc biệt là với các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 – 2010 (Trang 41 - 43)