Giới thiệu

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 74 - 76)

ĐỀ XUẤT ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ TIỀM LỰC, TÌM KIẾM NGUỒN TÀI TRỢ CHÍNH HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

6.2.1.1. Giới thiệu

Đây là cánh rừng ngập mặn đẹp nhất Đông Nam Á được khôi phục sau khi bị chất độc hoá học huỷ diệt gần như toàn bộ trong thời gian chiến tranh (UNESCO/MAB, 2000). Từ những năm 1929, khu vực này đã được đặt tên là khu rừng cấm Quảng Xuyên - Cần Giờ với những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh và động vật hoang dã nổi tiếng. Chất độc hoá học đã rải xuống nhiều lần trong suốt gần 10 năm (1964-1972) làm cho hơn 80% rừng ngập mặn có nhiều cây cổ thụ bị chết, những gốc cây to lớn còn nằm lại trong bùn đất cho tới ngày nay.

Cách TP. Hồ Chí Minh 30-40km theo đường chim bay, rừng ngập mặn Cần Giờ được gọi là “lá phổi xanh của thành phố” với chức năng điều hoà không khí, giảm ô nhiễm và hấp thu CO2 do các hoạt động công nghiệp. Rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận là Khu rừng phòng hộ từ năm 1991. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2002-2011 theo Quyết định số 8413/QĐ-UB ngày 12/12/2001.

Trước ngày 30/4/1975, rừng ngập mặn Cần Giờ có 40.000 ha; tán rừng dày, với cây rừng cao trên 25 m, đường kính 25-40 cm, Đước đôi (Rhizophora apiculata) là loài chiếm ưu thế, cùng với các quần xã khác như Bần đắng (Sonneratia alba), Mắm trắng (Avicennia alba), Đưng (R. mucronata), Vẹt (Bruguiera spp.), Xu (Xylocarpus spp), Cóc (Lumnitzera spp.), Chà là (Phoenix paludosa). Giá (Excoecaria agallocha) v.v..Ngoài rừng ngập mặn, khu vực huyện Cần Giờ còn có các vùng đồi đất đỏ bazan như Giồng Chùa. Giồng Ao v.v.. có các loại cây cỏ, cây bụi và các loài cây tái sinh tự nhiên thuộc rừng mưa ẩm, nhiệt đới.

Từ năm 1964 đến 1970, đế quốc Mỹ đã dùng chất độc hoá học rải dọc theo trục sông Lòng Tàu sâu vào rừng mỗi bên vài trăm mét. Các đợt rải được tiến hành nhiều lần bằng máy bay làm rừng ngập mặn Cần Giờ bị huỷ diệt hoàn toàn, hầu hết các loại cây rụng lá và chết. Các loài cây như Đước, Đưng gần như biến mất. Một số ít cây Dà (Ceriops spp), Giá (Excoecaria agallocha) ven bờ kênh rạch tái sinh theo từng cụm nhỏ, nơi đất ngập triều có Mắm, trên đất cao có Chà là nước (Phoenix paludosa) và các loài Ráng đại (Acrostichum aureum), Dây mủ (Gymnanthera mitida), Cóc kèn (Derris trifoliata), Chùm lé (Azima sarmentosa), Lức (Pluchea indica), Chùm gọng (Clerodendrum inerme)…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc địa phận huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1978, huyện Duyên Hải được giao lại cho thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích toàn huyện lúc đó là 71.361 ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn và đất lâm nghiệp là 34.468 ha. Lâm trường Duyên Hải lúc đó trực thuộc Ty Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1978. Để bắt đầu công tác trồng rừng, trụ mầm Đước phải mua và vận chuyển từ tỉnh Minh Hải (Cà Mau) vì nguồn giống tại chỗ ỏ Cần Giờ không đủ cung cấp. Đến năm 1990 mới có nguồn giống Đước tại chỗ. Từ năm 1984 trở đi, một số loài cây khác như Gõ biển (Intsia bijuga), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (C. decandra), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Tra (Thespesia populnea). v..v cũng được trồng để phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w