Hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 59 - 60)

DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM

5.1.1. Hệ sinh thái rừng

Nhìn chung, công tác quản lý và bảo vệ rừng ở TP.HCM đã đạt rất nhiều kết quả khả quan. Đó là nhờ cách phân cấp rõ ràng giữa các ngành chức năng, chính quyền địa phương nơi có rừng và các cơ quan quản lý chuyên ngành (Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm…), từ đó tạo nên sự phối hợp đồng bộ, hình thành mạng lưới bảo vệ rừng xuyên suốt và hoạt động có hiệu quả. Đối với các vấn đề bất cập, chính quyền TP đã có những phản ứng kịp thời như tăng tiền lương cho hộ giữ rừng từ 185.000đ/ha lên 316.000đ/ha, giải quyết mua lại rừng và đất rừng bổ sung trong Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu Dự trữ sinh quyển, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho các khu vực rừng phòng hộ tại Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh. Về công tác nghiên cứu khoa học, nhiều dự án đã được đầu tư lâu dài để phát triển rừng phòng hộ môi trường.

Nhờ thế, trong nhiều năm qua, TP vẫn giữ tốt diện tích rừng đã có, không để xảy ra các vụ thiệt hại lớn đến rừng và đất rừng phòng hộ.

Số liệu ở bảng 1 minh chứng cho điều đó: diện tích và độ che phủ rừng khá đồng đều từ 1999 đến nay.

Bảng 1 : Diện tích rừng TP.HCM qua các năm

Năm Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng 1999 11.852 23.444 35.296 16,9 2002 13.830 21.103 34.933 16,7 2003 13.821 21.540 35.361 16,8 2004 13.821 21.457 35.278 11,8 2005 14.286 20.981 35.268 16,8 2006 12.076 21.457 33.533 15,9

Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2007

Như vậy, nếu việc quản lý, bảo vệ rừng vẫn được thực hiện tốt như hiện nay thì đến năm 2010, diện tích rừng này cũng sẽ được giữ vững và nhiều khả năng sẽ tăng lên nhờ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được tiếp tục triển khai ở giai đoạn 2006 – 2010.

Song, bên cạnh những thành công đó, vẫn còn những vấn đề bất cập về HST rừng mà TP cần phải giải quyết đến năm 2010: Diện tích đất rừng ở rừng ngập mặn (RNM) phòng hộ Cần Giờ được giao cho các hộ dân bảo vệ hiện chỉ chiếm tỷ lệ 1/3, phần còn lại vẫn do các đơn vị nông lâm trường trực tiếp quản lý. Muốn ổn định và phát triển bền vững thì phải tiếp tục đẩy nhanh việc giao số diện tích còn lại cho các hộ dân sống xung quanh rừng. Chỉ dành một khoảng diện tích giao cho đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm, xây dựng rừng giống…

Đồng thời, cũng cần xác định rõ tên gọi và vai trò đa chức năng của rừng (rừng phòng hộ môi trường, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên) để không gây khó khăn cho quản lý và ban hành các cơ chế chính sách.

Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm hiện nay đó là hiện tượng suy thoái RNM Cần Giờ với các biểu hiện như: cây tăng trưởng chậm, phát sinh sâu bệnh và chết trên 25 ha (năm 2004), 60% cây rừng đang “chết già”. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là rừng dù đã rậm và qua tuổi phát triển thành thục (27 thay vì 21) nhưng vẫn không được tỉa thưa, làm cho mật độ cây quá dày, cây không thể vươn tán và chống chọi với gió… Hơn nữa, điều kiện tự nhiên trong rừng cũng đã bị nhiều biến đổi thất thường như xuất hiện phèn, mối… làm rối loạn quá trình sinh trưởng của cây.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w