BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 70 - 71)

DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM

5.4. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

“Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học” (BĐKH và ĐDSH) là chủ đề của ngày ĐDSH thế giới năm 2007. Đây là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cả nhân loại.

Từ năm 1800 đến nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,60C và gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Trong thế kỷ XX: mực nước biển tăng 10 - 20 cm; thể tích băng ở Thụy Sỹ giảm 2/3; độ dày của băng ở Bắc Cực vào cuối mùa hè và đầu mùa thu giảm 40%... Hậu quả đối với ĐDSH là nhiều loài đã không thể thích nghi kịp, sự tuyệt chủng của loài cóc vàng và loài ếch Monteverde harlequin gần đây là những minh chứng rõ ràng.

Theo dự báo, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1,40C - 5,80C. Khi đó, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng 9 - 88 cm; lượng mưa ở khu vực ôn đới và Đông Nam Á cũng tăng, làm tăng nguy cơ lụt lội; thời tiết sẽ diễn biến bất thường và các hiện tượng gió mạnh, nóng, bão sẽ xảy ra thường xuyên hơn với cường độ tàn phá khủng khiếp hơn; Bắc Cực và Nam Cực trở nên ấm hơn làm biến mất nhiều biển băng; các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét sẽ bùng nổ…  Gây ra nhiều đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH.

Đánh giá Thiên niên kỷ về HST, một tuyên bố có căn cứ xác đáng nhất về sức khỏe của những HST trên Trái Đất do 1.395 nhà khoa học từ 95 nước chuẩn bị đã chứng minh rằng: khả năng cung cấp những hàng hóa và dịch vụ của hành tinh cần cho cuộc sống đang bị hủy hoại nghiêm trọng và có lẽ không thể phục hồi được. Một làn sóng tuyệt chủng lớn nhất kể từ sau sự biến mất của loài khủng long đang diễn ra. Mức độ tuyệt chủng đang tăng lên gấp 1.000 lần tỷ lệ tuyệt chủng cơ sở. Cứ mỗi giờ có 3 loài biến mất. Cứ mỗi ngày có 150 loài biến mất. Cứ mỗi năm, khoảng 18.000 - 55.000 loài bị tuyệt chủng.

Theo một tài liệu khác, Ấn bản thứ hai của Viễn cảnh ĐDSH Toàn cầu do Ban Thư ký của Công ước về ĐDSH soạn thảo, cũng cho biết rằng vào cuối thế kỷ này nhiều loài và HST sẽ phải vật lộn để thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và tỷ lệ tuyệt chủng sẽ tăng lên. Ở vùng Bắc Cực chẳng hạn, thời gian đóng băng của mặt nước ngày càng ngắn đi đã làm rút ngắn thời gian kiếm ăn của chúng, dẫn đến đe dọa tới sự tồn tại. Ở khu vực Bắc Mỹ, BĐKH làm giảm số lượng các loài sinh vật phù du, nguồn thức ăn chính của loài cá heo sinh sống ở Bắc Đại Tây Dương, khiến loài này suy giảm số lượng và hiện chỉ còn khoảng 300 con. Ở các khu rừng ngập mặn châu Á, nước biển dâng làm biến mất nơi cư trú của loài hổ. Ở châu Phi, mùa khô kéo dài hơn và sự thu hẹp không gian sống đang khiến loài voi bị tổn thương nghiêm trọng ...

Ở Việt Nam và TP.HCM, các HST sẽ bị tác động như sau:

- HST nông nghiệp: BĐKH làm tăng khả năng lây lan các bệnh dịch và sâu bệnh, tăng nguy cơ nắng nóng, làm lượng mưa thay đổi, làm giảm lượng dinh dưỡng trong đất

(do những đợt mưa kéo dài), gây xói mòn nhiều hơn do gió mạnh hơn, làm tình trạng cháy xảy ra phổ biến hơn ở các vùng khô cằn. Từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi, dẫn đến suy giảm năng suất. Ngoài ra, nhiều loài động thực vật nuôi trồng có thể biến mất do không kịp thích nghi với sự BĐKH. Các nhà tạo giống trong tương lai cũng sẽ gặp khó khăn hơn để đảm bảo các giống mới có khả năng chống chịu với sự BĐKH.

- HST rừng: Rừng đặc biệt dễ bị tổn thương trước BĐKH do những thay đổi nhỏ về nhiệt độ và lượng mưa cũng có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của chúng. Khi nhiệt độ tăng lên 100C, chức năng và cấu trúc của rừng sẽ bị biến đổi. Nhiều loài động thực vật trong rừng, nhất là các loài linh trưởng lớn và các loài cây thân gỗ đang bị đe dọa tuyệt chủng do ít có khả năng thích nghi với BĐKH. Ngoài ra, BĐKH còn làm tăng sâu hại và hỏa hoạn, gây tổn thương đến rừng.

- HST đất ngập nước nội địa: BĐKH làm thay đổi lượng mưa và băng tan, dẫn đến sự dâng lên của mực nước ở nhiều sông hồ, gây ảnh hưởng đến tập quán sinh sản và dinh dưỡng của nhiều loài.

- HST biển và ven biển: Sự dâng cao mực nước biển dẫn đến sự gia tăng xói mòn ven biển, mở rộng lũ lụt ven biển, sự xâm nhập vào đất liền của nước biển ở vùng cửa sông và ngập nước, nhiệt độ mặt nước biển cao hơn và diện tích băng bao phủ giảm xuống. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến thành phần và sự phân bố của các loài.

Như vậy, các HST tự nhiên ở TP.HCM đều bị tác động bởi BĐKH. Tuy đây là vấn đề toàn cầu, nhưng TP.HCM cũng phải có những nỗ lực đóng góp vào mục tiêu chung. Cụ thể là cần giảm lượng phát thải các khí nhà kính, phát triển và thực hiện ngay các kế hoạch thích nghi với BĐKH. Xây dựng chiến lược thích nghi và giảm thiểu BĐKH dựa trên cơ sở ĐDSH nhằm tăng khả năng phục hồi của các HST và làm giảm nguy cơ tác động đến con người và các HST tự nhiên. Bao gồm các hoạt động sau: duy trì và phục hồi các HST bản địa, bảo vệ và tăng cường các hoạt động liên quan tới HST, quản lý môi trường sống của những loài nguy cấp, tạo ra những nơi ẩn náu và vùng đệm, thiết lập các mạng lưới các khu bảo tồn trên cạn, nước ngọt và biển có tính đến những biến đổi của khí hậu.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w